Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716

Giấy chứng nhận ISO đã khá quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để hiểu bản chất thật sự của giấy chứng nhận này và đặc biệt là hiểu về giấy chứng nhận iso 22716, khách hàng nên tham khảo bài viết dưới đây của Luật tư vấn P&P:

 

Giấy chứng nhận iso 22716 là gì?


- ISO là tên viết tắc của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization). ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Trụ sở Ban thư ký ISO đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đến năm 2018 ISO có 161 thành viên quốc gia. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này. Nhiệm vụ chính của tổ chức năng là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn ISO

- Các tiêu chuẩn ISO thông thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia. Nhờ đó mà tiêu chuẩn do ISO ban hành có hiệu lực áp dụng trên toàn thế giới. Số lượng tiêu chuẩn mà ISO ban hành khoảng hơn 20.000 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất, công nghệ đến an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe. Các loại tiêu chuẩn ISO hiện được áp dụng ở Việt Nam gồm:

+ Tiêu chuẩn ISO 9001:2015: là  tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban hành.

+ Tiêu chuẩn ISO 13485:2016: là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng áp dụng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ y tế

+ Tiêu chuẩn ISO 14001:15: một bộ tiêu chuẩn Quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO) ban hành nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và các chính sách về môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn cầu

+ Tiêu chuẩn ISO 22000:2018: hiện đang là tiêu chuẩn mới nhất về quản lý an toàn thực phẩm

+ Tiêu chuẩn ISO HACCP: là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm của doanh nghiệp, dựa trên việc kiểm soát giới hạn các mối nguy hại tại các điểm trọng yếu.

+ Tiêu chuẩn ISO 45001:2018: là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công nhận và triển khai trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2018 để thay thế OHSAS 18001: 2007

- Tiêu chuẩn ISO 22716 là tiêu chuẩn quốc tế về thực hành sản xuất tốt (GMP) cho ngành sản xuất mỹ phẩm và mô tả các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng GMP trong cơ sở sản xuất mỹ phẩm thành phẩm. Hướng dẫn này đưa ra lời khuyên có tổ chức và thiết thực về việc quản lý các yếu tố con người, kỹ thuật và hành chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. ISO 22716 cung cấp một cách tiếp cận rộng rãi để quản lý hệ thống chất lượng của một tổ chức thông qua các phương pháp thực tế. Nó bao gồm các quy trình sản xuất, lưu trữ, đóng gói, thử nghiệm và vận chuyển. Nó không áp dụng cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển và phân phối các sản phẩm mỹ phẩm hoàn chỉnh. Mặc dù tiêu chuẩn tập trung vào chất lượng sản phẩm, nó không bao gồm sự an toàn của nhân viên tham gia sản xuất hoặc bảo vệ môi trường. Hướng dẫn này đã được phê duyệt và chấp nhận bởi nhiều cơ quan quản lý toàn cầu, chẳng hạn như Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm (FDA), Hợp tác Quốc tế về Quy định Mỹ phẩm (ICCR) và Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu.

Những lợi ích khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716


Trong ngành mỹ phẩm đặc biệt là với các công ty sản xuất, gia công mỹ phẩm thì việc kiểm tra, kiểm soát các quy trình sản xuất, phân phối mỹ phẩm được diễn ra thường xuyên để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Khách hàng sẽ có được những lợi ích sau nếu thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716:

+ Có chứng chỉ mang lại uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường

+ Sự gia tăng uy tín của công ty mang lại lợi thế cạnh tranh

+ Việc tuân thủ các quy định của pháp luật được đảm bảo

+ Động lực làm việc của nhân viên tăng lên

+ Ý thức cam kết của nhân viên với công ty được cải thiện

+ Giảm chi phí

+ Đạt được lợi thế trong thương mại

+ Kiểm soát các mối nguy và rủi ro

+ Quản lí tốt chuỗi cung ứng

+ Cải thiện khả năng tiếp thị

Chủ thể nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận iso 22716


Chủ thể có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận iso 22716 là các tổ chức chứng nhận được cơ quan nhà nước chỉ định cấp iso 22716. Luật tư vấn P&P với nhiều năm kinh nghiệp trong lĩnh vực mỹ phẩm sẽ cung cấp tới quý khách hàng thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716 trong thời gian nhanh nhất và đảm bảo có giá trị pháp lý cao cho khách hàng.

Điều kiện thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716


- Điều kiện cơ sở vật chất nhà xưởng, thiết bị, máy móc đáp ứng yêu cầu sản xuất mỹ phẩm theo Nghị định 93/2016/NĐ-CP và tiêu chuẩn ISO 22716

- Điều kiện nhân sự: Nhân sự sản xuất được trang bị đồ bảo hộ trong quá trình sản xuất, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh sạch sẽ trước khi vào khu vực sản xuất, có đủ sức khỏe để thực hiện hoạt động sản xuất,...

- Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc nguyên vật liệu: Lưu giữ hợp đồng hoặc hóa đơn mua nguyên liệu, hồ sơ nguyên vật liệu được lưu giữ tại công ty.

- Xây dựng và áp dụng các biểu mẫu tài liệu, quy trình kiểm soát nhân sự, cơ sở vật chất, nguyên vật liệu,... Nếu doanh nghiệp chưa xây dựng và áp dụng thì Luật tư vấn P&P sẽ hỗ trợ xây dựng để khách hàng áp dụng trong quá trình sản xuất.

Quy trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716


Thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716 được thực hiện qua các bước sau:

- Khảo sát và góp ý thực trạng cơ sở sản xuất

- Đào tạo hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn

- Đánh giá chứng nhận

- Cấp chứng chỉ iso 22716

Những câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716


Câu 1: Công ty tôi đang xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm, vậy công ty có bắt buộc cần phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716 không?

Thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716 là thủ tục không bắt buộc nhưng đây là thủ tục nên làm để nhà máy sản xuất mỹ phẩm có thể hoạt động được một cách hiệu quả. Bởi tiêu chuẩn iso 22716 sẽ đưa ra những quy trình kiểm soát nhân sự, cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, ... để đảm bảo quá trình vận hành nhà máy đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất mỹ phẩm.

Câu 2: Công ty tôi sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam và đã thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716 vậy công ty có cần xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm hay không?

Thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716 là thủ tục doanh nghiệp nên làm khi xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên có giấy chứng nhận iso 22716 vẫn chưa đủ về mặt pháp lý cho nhà máy sản xuất mỹ phẩm, để đầy đủ giấy tờ pháp lý, cơ sở cần phải xin Giấy phép sản xuất mỹ phẩm ở Sở y tế nơi đặt nhà máy sản xuất.

Câu 3: Công ty tôi đã có nhà máy sản xuất thực phẩm và đã có giấy chứng nhận ISO 22000,  nay công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất để sản xuất mỹ phẩm, vậy công ty có cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716 hay không?

Giấy chứng nhận iso 22000 là giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất thực phẩm, còn giấy chứng nhận iso 22716 là giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất mỹ phẩm, đây là 2 giấy chứng nhận có phạm vi chứng nhận hoàn toàn khác nhau nên để có thể sản xuất mỹ phẩm, doanh nghiệp vẫn nên thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716

Câu 4: Công ty tôi muốn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22716, vậy công ty cần thực hiện trước hay sau khi xin Giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm?

Việc xin giấy chứng nhận iso 22716 không phụ thuộc vào việc xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Tức công ty có thể xin trước hoặc sau khi xin Giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, công ty nên xin sớm giấy chứng nhận iso 22716 để áp dụng quy trình này ngay từ đầu, như vậy sẽ tiệt kiệm thời gian và đem lại nhiều lợi ích cho công ty.

Liên hệ với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608

Email: lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược