Nhiều hợp tác xã đã được thành lập với mục đích phát triển kinh tế xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cũng như thu nhập cho mọi người tại các địa phương của tỉnh Sơn La. Cùng với nhu cầu ngày càng nhiều về việc thành lập hợp tác xã thì những quy định của pháp luật về đăng ký thành lập hợp tác xã cũng rất được quan tâm. Để hỗ trợ Quý khách hiểu thêm về thủ tục, Luật tư vấn P&P xin cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký thành lập Hợp tác xã tại tỉnh Sơn La.
Hợp tác xã là gì ?
Hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 07 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có hồ sơ đăng ký hợp lệ;
c) Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Tên của hợp tác xã được đặt như nào ?
1. Tên tiếng Việt của hợp tác xã bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Tên của hợp tác xã được bắt đầu bằng cụm từ “Hợp tác xã”. Đối với Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã hoạt động theo mô hình hợp tác xã thì tên bắt đầu bằng cụm từ “Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã”.
b) Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
2. Tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của hợp tác xã có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
3. Tên viết tắt của hợp tác xã được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
5. Việc đặt tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được vi phạm quy định sau đây:
Chú ý: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của hợp tác xã đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc;
b) Đặt tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
d) Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
6. Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trụ sở chính của hợp tác xã đặt tại đâu?
Trụ sở chính của hợp tác xã đặt trên lãnh thổ Việt Nam là địa chỉ liên lạc của hợp tác xã được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
Dấu của hợp tác xã
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Hợp tác xã quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của hợp tác xã.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ hoặc quy chế do hợp tác xã, của hợp tác xã có dấu ban hành. Hợp tác xã sử dụng dấu trong hoạt động theo quy định của pháp luật.
Góp vốn khi thành lập hợp tác xã
a) Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn
b) Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.
c) Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
* Lưu ý: Thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Cơ quan đăng ký hợp tác xã tại Sơn La
1. Khi thành lập, Hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính. Hợp tác xã sẽ đăng ký tại Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
2. Quý khách muốn thành lập hợp tác xã tại Sơn La thì Quý khách cần nộp hồ sơ đăng ký thành lập Hợp tác xã tại Phòng tài chính – kế hoạch Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh Sơn La nơi Quý khách dự định đặt trụ sở. Ví dụ, Quý khách muốn đăng ký thành lập hợp tác xã tại huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La. Cơ quan đăng ký hợp tác xã sẽ là Phòng tài chính – kế hoạch Ủy ban nhân dân huyện Vân Hồ tỉnh tỉnh Sơn La
Quy trình đăng ký thành lập hợp tác xã tại Sơn La
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập Hợp tác xã
Hồ sơ đăng ký thành lập Hợp tác xã bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký thành lập;
b) Điều lệ;
c) Nghị quyết hội nghị thành lập;
d) Danh sách thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn;
đ) Danh sách, số định danh cá nhân của người đại diện theo pháp luật là người Việt Nam; danh sách, bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài;
e) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật này
g) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tham gia thành lập bởi cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký hợp tác xã
1. Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Sơn La, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
2. Trường hợp người có thẩm quyền đăng ký Hợp tác xã nộp hồ sơ cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như sau:
a) Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
b) Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
3. Trường hợp người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ thì phải cung cấp giấy tờ sau:
a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân được liệt kê ở trên.
b) Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc
c) Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi:
a) Có đủ giấy tờ theo quy định;
b) Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định;
c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký hợp tác xã;
d) Đã nộp lệ phí đăng ký hợp tác xã theo quy định.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, cơ quan đăng ký hợp tác xã trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Xử lý hồ sơ
1. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký Hợp tác xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Tài chính - Kế hoạch ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã đối với mỗi một bộ hồ sơ do hợp tác xã nộp trong 01 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã
2. Trường hợp hồ sơ đủ các điều kiện đăng ký Hợp tác xã, Hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 5: Nhận kết quả
Kết quả nhận được sẽ là Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã.
Dịch vụ thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh của Luật P&P
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục thành lập hợp tác xã tại Sơn La;
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục thành lập hợp tác xã tại Sơn La;
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thành lập hợp tác xã tại Sơn La;
- Nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục thành lập hợp tác xã tại Sơn La;
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập hợp tác xã tại Sơn La;
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng thủ tục thành lập hợp tác xã tại Sơn La.
Thông tin liên lạc với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com