Khi quyết định bước vào lĩnh vực khai thác khai khoáng, việc thành lập một công ty không chỉ là một quyết định kinh doanh mà còn là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về các quy định và thủ tục pháp lý. Thế nhưng, với sự hỗ trợ và tư vấn chuyên nghiệp từ Luật P&P, việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn và đem lại cơ hội phát triển to lớn cho doanh nghiệp của bạn. Thủ tục thành lập một công ty khai thác khai khoáng không chỉ liên quan đến việc đăng ký kinh doanh mà còn bao gồm nhiều bước phức tạp khác. Để hiểu rõ hơn về quy trình này, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các bước cần thiết và những điều cần lưu ý trong quá trình này thông qua bài viết sau đây.
Khoáng sản và khai thác khoáng sản là gì?
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Điều kiện thành lập công ty khai thác khai khoáng
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản:
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã
- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản:
- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản
Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc:
- Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
- Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
Các bước thành lập công ty khai thác khai khoáng
Để có thể thành lập công ty khai thác khoáng sản cần thực hiện qua hai bước chính
Bước 1: Thành lập công ty
Lựa chọn loại hình công ty
- Hiện nay, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện hành có các loại hình doanh nghiệp là: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.
- Việc lựa chọn loại hình công ty nào căn cứ dựa vào nhu cầu cũng như số lượng thành viên góp vốn vào công ty cụ thể như sau:
+ Công ty TNHH Một thành viên: Loại hình công ty này phù hợp khi có một cá nhân hoặc một tổ chức đầu tư vốn
+ Công ty TNHH Hai thành viên trở lên: Loại hình công ty này cần tối thiểu hai người cùng góp vốn và thành viên tối đa được năm mươi người.
+ Công ty Cổ phần: Loại hình công ty này cần tối thiểu phải có ba người góp vốn và không giới hạn số lượng người tối đa góp vốn.
+ Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Đặt tên công ty
1. Tên tiếng Việt của công ty bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp;
- Tên riêng.
2. Loại hình công ty được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên công ty bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt
- Tên công ty bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Trường hợp công ty có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Trụ sở của công ty
- Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Khi đặt địa chỉ trụ sở công ty cần cung cấp thông tin chi tiết đến số nhà, ngõ, phố (thôn, xóm), phường (Quận, Huyện), tỉnh (Thành phố).
- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như: Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...
- Các Công ty có dự định những ngành nghề kinh doanh đặc thù thuộc các ngành nghề có điều kiện ví dụ: sản xuất hoặc kinh doanh hóa chất, Mỹ phẩm, Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật....cần phải tham khảo kỹ xem quy hoạch và chính sách của chính quyền địa phương về việc có được phép hoạt động công ty về lĩnh vực đó trên địa bàn không.
Vốn điều lệ công ty
- Về số vốn: Nếu các ngành nghề kinh doanh bình thường thì doanh nghiệp tự chủ trong việc đăng ký vốn điều lệ hoạt động nhưng có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu vốn pháp định thì khi đăng ký thành lập công ty cần đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
- Về thời hạn góp vốn: Đối với các ngành nghề kinh doanh bình thường không có điều kiện thì thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tài sản góp vốn: có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Người đại diện theo pháp luật của công ty
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, và có quyền và nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh.
Trong trường hợp của Công ty TNHH, người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc.
Đối với Công ty Cổ phần, người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc.
Số lượng người đại diện theo pháp luật trong công ty phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp:
Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có một người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực nào thì phải đăng ký ngành nghề đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. Căn cứ để lựa chọn ngành nghề kinh doanh là dựa vào Danh sách ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục I của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ, về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những ngành nghề không được liệt kê trong danh sách này, doanh nghiệp có thể tham khảo các văn bản pháp luật chuyên ngành để xác định ngành nghề cụ thể.
Một số ngành nghề về khoáng sản quý khách hàng có thể tham khảo:
Mã ngành |
Tên ngành nghề |
0510 |
Khai thác và thu gom than cứng |
0520 |
Khai thác và thu gom than non |
0620 |
Khai thác khí đốt tự nhiên |
0710 |
Khái thác quặng sắt |
0722 |
Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt |
0810 |
Khai thác đá cát, sỏi, đất sét |
0891 |
Khai thác khoáng hóa chất và khoáng phân bón |
0899 |
Khai khoáng khác |
Hồ sơ thành lập công ty
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Giấy ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ và các giấy tờ pháp lý như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ.
Quy trình thủ tục thành lập công ty
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty
Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư.
Trong thời gian: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ), phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty
Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 2: Xin giấy phép khai thác khoáng sản
Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Bản chính các giấy tờ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
- Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ:
- Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò
- Giấy chứng nhận đầu tư
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản.
Thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.
Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản
Tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ
b) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Khoáng sản và khoản 1 Điều 51 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
Thẩm định hồ sơ:
a) Trong thời gian không quá 25 ngày, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra thực địa;
b) Trong thời gian không quá 06 ngày, kể từ ngày hoàn thành công việc quy định tại điểm a khoản này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan về việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 Luật khoáng sản.
Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý. Thời gian lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan không tính vào thời gian thẩm định;
c) Trong thời gian không quá 38 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Việc trình hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông báo và trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Thời gian nêu trên không kể thời gian tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm thủ tục nộp tiền cấp quyền khai thác lần đầu.
Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập công ty khai thác khai khoáng
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty khai thác khai khoáng
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục thành lập công ty khai thác khai khoáng
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thành lập công ty khai thác khai khoáng
- Nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục thành lập công ty khai thác khai khoáng
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty khai thác khai khoáng
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng thủ tục thành lập công ty khai thác khai khoáng
Liên hệ với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com