Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với quý khách những điều cần biết cơ bản nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, quý khách cần tìm hiểu trước một số khái niệm mang tính chuyên môn có sử dụng trong bìa viết này.
I. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có bắt buộc đối với doanh nghiệp?
− Doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sản phẩm là thực phẩm muốn lưu thông ở thị trường Việt Nam bắt buộc phải đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp có đủ điều kiện sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
− Ngoài Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần một số các giấy tờ bắt buộc khác khi lưu hành. Cụ thể như sau:
1) Sản phẩm sản xuất trong nước:
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sơ sản xuất, chế biến, đóng gói;
- Giấy xác nhận công bố chất lượng sản phẩm.
2) Sản phẩm nhập khẩu về bán hàng trực tiếp:
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa hàng (nếu nhập về chứa trong kho;
- Giấy xác nhận công bố chất lượng sản phẩm.
3) Sản phẩm nhập khẩu về chế biến, đóng gói lại:
- Giấy công bố chất lượng sản phẩm (nguyên liệu đầu vào);
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở chế biến, đóng gói;
- Giấy công bố chất lượng sản phẩm (thành phẩm đầu ra).
II. Những cơ sở nào không cần Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Dưới đây là 10 loại cơ sở không cần Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
STT |
ĐỐI TƯỢNG |
1 |
Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ |
2 |
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; |
3 |
Sơ chế nhỏ lẻ; |
4 |
Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ |
5 |
Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn |
6 |
Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; |
7 |
Nhà hàng trong khách sạn; |
8 |
Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm |
9 |
Kinh doanh thức ăn đường phố; |
10 |
Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. |
III. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ HỒ SƠ
Do đặc thù tùy từng loại thực phẩm khác nhau nên việc cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ do 3 cơ quan đảm nhiệm là: Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dưới đây là phân loại cụ thể từng mặt hàng quản lý của các bộ.
1. Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế:
Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm vi chất dinh dưỡng.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng (Chỉ áp dụng với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng yêu cầu bảo quản ở điều kiện đặc biệt. Ví dụ: -5°C).
2. Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế:
Cơ sở sản xuất/kinh doanh các loại:
+ Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên.
+ Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
+ Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm).
+ Nhà hàng, căng-tin, bếp ăn tập thể.
3. Sở công thương các tỉnh, thành phố.
Cơ sở sản xuất/kinh doanh các loại thực phẩm:
+ Bia, rượu, cồn, các loại đồ uống, nước giải khát.
+ Bánh, mứt, kẹo.
+ Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.
+ Sản phẩm chế biến bột, tinh bột.
+ Dầu thực vật.
Lưu ý: Các siêu thị, chợ đầu mối thuộc thẩm quyền của Sở công thương.
4. Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản – Sở Nông nghiệp:
Cơ sở sản xuất/kinh doanh các loại thực phẩm:
+ Nhóm ngũ cốc
+ Nhóm thịt và các sản phẩm từ thịt.
+ Nhóm thủy sản và các sản phẩm thủy sản.
+ Nhóm rau, củ, quả và các sản phẩm rau, củ, quả.
+ Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; mật ông và các sản phẩm từ mật ong.
+ Nhóm sữa tươi nguyên liệu.
+ Nhóm gia vị, muối, đường, hạt tiêu.
+ Nhóm chè, trà, café, ca cao.
* Thời gian thực hiện: 25 ngày làm việc
III. Thành phần hồ sơ
STT |
Tiêu đề hồ sơ |
Tình trạng |
1 |
Đăng ký kinh doanh |
Bản sao chứng thực |
2 |
Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất/kinh doanh. |
Bản sao chứng thực |
3 |
Giấy khám sức khỏe, CMND của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất/kinh doanh |
Bản sao chứng thực |
4 |
Đơn đề nghị |
Đóng dấu treo công ty |
5 |
Bản thuyết minh về sơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ sản xuất, chế biến thực phẩm |
Đóng dấu treo công ty |
6 |
Sơ đồ sản xuất |
Đóng dấu công ty |
7 |
Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh |
Bản sao chứng thực |
8 |
Giấy kiểm nghiệm nguồn nước và nguyên liệu sản xuất/ hoặc giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu sản xuất |
Bản sao chứng thực |
IV. Thời gian và thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
1) Thời gian cấp giấy phép
► Thời gian cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm từ 25 – 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2) Thời hạn của giấy phép
► Căn cứ vào Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
“1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.”
Như vậy, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm chỉ có hiệu lực trong thời gian 03 năm. 06 tháng trước khi giấy chứng nhận hết hạn, bạn phải nộp lại hồ sơ xin cấp lại giấy phép.
V. Doanh nghiệp có được cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Doanh nghiệp hoàn toàn được phép xin cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường hợp sau:
− Doanh nghiệp làm mất giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
− Giấy chứng nhận VSATTP của doanh nghiệp bị rách, mờ, bào hao mòn cần thay đổi;
− Giấy chứng nhận VSATTP của doanh nghiệp hết hạn sử dụng, doanh nghiệp cần gia hạn;
Trên đây là những điều cần biết về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của luattuvan.vn. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý khách trong việc thực hiện thủ tục này. Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: lienheluattuvan@gmail.com hoặc gọi điện đến số 0989.869.523 để được tư vấn cụ thể.