Hiện nay nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất ngày càng có xu hướng gia tăng, rất phổ biến ở nhiều địa phương. Tuy nhiên đối với những hành vi chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường mà pháp luật bắt buộc phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
Luật tư vấn xin cung cấp tới quý khách hàng các quy định cụ thể về hình thức xử phạt đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước.
Cơ sơ pháp lý
- Luật đất đai 2013
- Nghị định 102/2014/NĐ-CP
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép trước khi chuyển đổi
Theo quy định tại Luật đất đai 2013 các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm:
1 - Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
2 - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
3 - Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
4 - Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
5 - Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
6 - Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
7 - Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Nếu chuyển mục đích sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp trên mà không xin phép thì sẽ bị xử phạt như thế nào
Theo quy định của Nghị định 102/2014/NĐ - CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, đối với các hành vi chuyển mục sử dụng đất mà thuộc trường hợp phải xin phép của cơ quan nhà nước mà tự ý chuyển đổi thì sẽ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính tùy thuộc vào từng loại đất chuyển đổi
Mức phạt đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng phải được đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không xin phép thì sẽ bị xử phạt như sau:
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép
Hành vi vi phạm |
Diện tích chuyển mục đích trái phép ( héc- ta ) |
Mức xử phat ( Triệu đồng ) |
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng | Dưới 0,5 | Từ 02 - 05 |
Từ 0,5 đến dưới 03 | Từ trên 5 - 10 | |
Trên 03 | Từ trên 10 - 20 | |
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối | Dưới 0,5 | Từ 5 - 10 |
Từ 0,5 đến dưới 03 | Từ 10 - 20 | |
Trên 03 | Từ 20 -30 | |
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp | Dưới 0,5 | Từ 10 - 20 |
Từ 0,5 đến dưới 03 |
Từ 20 - 30 | |
Trên 03 | Từ 30 - 50 |
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng
Hành vi vi phạm |
Diện tích chuyển mục đích sử dụng trái phép ( héc- ta ) |
Mức xử phạt ( Triệu đồng ) |
Chuyển sang đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác | Dưới 05 | Từ 5 - 10 |
Từ 05 - dưới 10 | Từ trên 10 - 20 | |
Trên 10 | Từ trên 20 - 30 | |
Chuyển sang đất phi nông nghiệp. | Dưới 05 | Từ 10 - 20 |
Từ 05 đến dưới 10 | Từ trên 20 - 30 | |
Trên 10 | Từ trên 30 - 50 |
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Hành vi vi phạm |
Diện tích chuyển trái phép (héc - ta) |
Mức phạt (triệu đồng) |
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản.. | Dưới 0,5 | Cảnh cáo hoặc phạt từ 500.000 - 01 triệu đồng |
Từ 0,5 đến dưới 03 | Từ trên 01 - 02 | |
Trên 03 | Từ trên 02 - 05 | |
Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp. | Dưới 0,5 | Từ 01 - 02 |
Từ 0,5 đến dưới 03 | Từ trên 02 - 05 | |
Trên 03 | Từ trên 05 - 10 |
Chuyển đất phi nông nghiệp sang mục đích khác
Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt với các mức tiền như sau:
Hành vi vi phạm |
Mức vi phạm |
Mức phạt (triệu đồng) |
Tự ý chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở | Mức 1 | Từ 02 - 05 |
Mức 2 | Từ trên 05 - 10 | |
Mức 3 | Từ trên 10 - 20 | |
Mức 4 | Từ trên 20 - 50 | |
Tự ý chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ… | Mức 1 | Từ 5 - 10 |
Mức 2 | Từ trên 10 - 20 | |
Mức 3 | Từ trên 20 - 50 | |
Mức 4 | Từ trên 50 - 100 |
Trong đó:
- Mức 1: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:
+ Dưới 60 triệu đồng đối với đất nông nghiệp;
+ Dưới 300 triệu đồng đối với đất phi nông nghiệp;
- Mức 2: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:
+ Từ 60 đến dưới 200 triệu đồng đối với đất nông nghiệp;
+ Từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng đồng đối với đất phi nông nghiệp;
- Mức 3: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:
+ Từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng đối với đất nông nghiệp;
+ Từ 01 đến dưới 01 tỷ đồng đối với đất phi nông nghiệp;
- Mức 4: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:
+ Từ 1 tỷ đồng trở lên đối với đất nông nghiệp,
+ Từ 03 tỷ đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.
Ngoài các biện pháp phạt tiền như trên, người có hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép phải:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (phải chuyển lại mục đích ban đầu…).
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.
Trên đây là các quy định của pháp luật về xử phạt hành chính khi một chủ thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp quy định phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước mà không xin phép khi chuyển đổi của Luật tư vấn.
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com