Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Bắc Ninh

Hiện nay, tại Bắc Ninh cố rất nhiều vấn đề về đất đai phát sinh, trong đó có tranh chấp về đất đai. Đối với tranh chấp đất đai tài sản có giá trị lớn và nhiều đặc thù pháp lý riêng biệt. Vì vậy, để giải quyết tốt các tranh chấp đất đai thì vai trò của luật sư là rất quan trọng. Để có cái nhìn về tranh chấp đất đai và vai trò của Luật sư giải quyết tranh chấp đất tại Bắc Ninh là như thế nào.

Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng bài viết Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Bắc Ninh.

Cơ sở pháp lý


- Luật đất đai 2013

- Bộ luật dân sự 2015

- Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP

- Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

Như thế nào là tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai  


Theo quy định tại Luật đất đai 2013

- Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

- Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai.

- Tranh chấp đất đai xác định ai là người có quyền sử dụng đất đối với điện tích đất tranh chấp.

Các loại tranh chấp đất đai ở Bắc Ninh


- Tranh chấp mà trong đó cần xác định ai người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp. Bao gồm :

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến việc tranh chấp về địa giới hành chính.

+ Tranh chấp đòi đất, đòi tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới được phép sử dụng và quản lý giữa các vùng đất.

- Tranh chấp đất đai mà trong đó người sử dụng đất đã sử dụng đất hợp pháp, tranh chấp phát sinh trong quá trình người đó đang thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Bao gồm :

+ Tranh chấp về hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp do có người gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp về mục đích sử dụng đất, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng. theo quyết định giao đất.

+ Tranh chấp về vấn đề giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa.

 Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Bắc Ninh


- Tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai;

-  Đại diện cho khách hàng đàm phán, trao đổi công việc với đối tác với các vụ, việc liên quan đến tranh chấp đất đai;

- Tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng, đơn từ,... liên quan đến tranh chấp đất đai;

- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ để tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến tranh chấp đất đai;

- Tư vấn, đại diện khách hàng bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp đất đai;

-  Soạn thảo đơn từ, các văn bản gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đơn khởi kiện, các đề xuất trong quá trình tố tụng, yêu cầu thi hành án…);

-  Tư vấn cách thức, phương pháp giải quyết tranh chấp đất đai, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp đất đai;

- Điều tra thu thập chứng cứ - tài liệu, đánh giá chứng cứ - tài liệu để trình trước Tòa;

- Soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách hàng;

- Gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan trọng tài để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của bạn;

- Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong tranh chấp đất đai;

- Đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng cho khách hàng;

- Và nhiều nội dung công việc khác.

Một số lưu ý khi Luật sư giải quyết tranh chấp đất đại tại Bắc Ninh


-Tranh chấp đất đai thì sẽ do Luật Đất đai điều chỉnh, cụ thể:

+ Thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Đất đai (buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn); Nếu không hòa giải mà khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện.

+ Trường hợp đất tranh chấp mà có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ khác với việc không có giấy tờ.

- Tranh chấp liên quan đến đất đai (loại 2) thì chủ yếu do Bộ luật Dân sự quy định nên thủ tục giải quyết khác (không giải quyết theo thủ tục của Luật Đất đai). Các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

Lưu ý: Những tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:

- Tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, nhà ở.

- Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.

Nguyên tắc giải quyết khi Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Bắc Ninh 


- Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân.

- Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

- Việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Tư vấn hướng giải quyết của Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Bắc Ninh


Theo quy định tại Luật đất đai và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì có các hướng giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

- Tự hòa giải hoặc thông qua Hòa giải viên, Tổ hòa giải hoặc thông qua Luật sự

-  Hòa giải cơ sở (Tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp)

- Khởi kiện tại Tòa án hoặc bằng còn đường thủ tục hành chính

Trình tự Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Bắc Ninh


Tự thương lượng, hòa giải (Pháp luật không bắt buộc các bên có tranh chấp phải tự thương lượng hòa giải)

Theo quy định tai khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013

+ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

+ Cá nhân có thể tự hòa giải với nhau hoặc thông qua hòa giải viên, tổ hòa giải (theo quy định tại Luật hòa giải cơ sở 2013) hoặc thông qua Luật sư để tiến hành hòa giải tranh chấp)

Hòa giải cơ sở (Hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp) đây là thủ tục bắt buộc theo quy định tại Luật đất đai

- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Nhưng sẽ có một số trường hợp ngoại lệ được quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì không bắt buộc phải hòa giải như: 

+ Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho…)

+ Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất;

+ Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.

Như vậy, chỉ tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.

- Các tài liệu giấy tờ phục vụ cho việc hòa giải cơ sở

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

+ Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc căn cước công dân

+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất kèm theo các thông tin để chứng minh quyền sử dụng đất của mình

- Hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã sẽ xảy 1 trong 2 trường hợp:-

Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai)

+ Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

Lưu ý: Sau khi có văn bản hòa giải thành thì các chủ thể có quyền làm đơn để Tòa án công nhận hòa giải thành ngoài tòa án theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

Hòa giải không thành nếu muốn giải quyết việc tranh chấp thì theo 02 hướng sau:

Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự.

- Trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng minh quyền sử dụng đất thì có thể có thể yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết

Việc thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau:

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

- Thời gian hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Quy trình tham gia tố tụng của luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Bắc Ninh


- Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp về Đất đai thực tế khi đương sự yêu cầu.

- Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp về Đất đai.

- Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về Đất đai.

- Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh chấp liên quan đến tranh chấp Đất đai.

- Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền .

Công việc của Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Bắc Ninh tại Tòa án 


- Nghiên cứu các thông tin, tài liệu do Khách hàng cung cấp;

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan đến vụ việc;

- Làm việc với khách hàng để thu thập thêm thông tin về vụ việc;

-  Tư vấn đánh giá tình trạng pháp lý và đề xuất phương án giải quyết vụ việc;

- Tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng thu thập, chuẩn bị tài liệu và chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ việc tại tòa án theo quy định của pháp luật;

- Tư vấn cho khách hàng về thủ tục tố tụng áp dụng cho vụ việc trong quá trình cung cấp dịch vụ;

- Soạn thảo đơn khởi kiện, văn bản yêu cầu giải quyết tranh chấp, văn bản nêu ý kiến của khách hàng nộp cho ủy ban nhân dân, tòa án có thẩm quyền (trường hợp tòa án yêu cầu);

- Đọc, nghiên cứu, sao chụp các tài liệu liên quan đến vụ việc có trong hồ sơ của Tòa án theo quy định của pháp luật;

-  Tư vấn và hỗ trợ Khách hàng trong quá trình tham gia tố tụng cấp sơ thẩm, phúc thẩm;

- Phân tích pháp lý đối với các chứng cứ hoặc lập luận của các bên có liên quan để đưa ra các lập luận và quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

- Đại diện cho khách hàng tham gia các buổi hòa giải theo quy định giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;

- Thông báo, cập nhật quá trình giải quyết vụ việc và kết quả vụ việc cho khách hàng bằng thư hoặc thư điện tử hoặc những phương tiện thông tin liên lạc khác.

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Bắc Ninh bằng con đường tố tụng dân sự


- Khi các bên có tranh chấp không hòa giải cơ sở thành và một trong các bên có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết

- Theo quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đối với tranh chấp đất đai các đương sự sẽ nộp đơn tại Tòa án nơi có đất để giải quyết.

+ Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

- Trình tự, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án sẽ được giải quyết theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự

Điều kiện bắt buộc để Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai

- Phải thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở (Có biên bản hòa giải không thành) (trừ một số trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án)

- Phải có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và kèm theo các tài liệu chứng minh quyền khởi kiện của mình

Một số trường hợp trong giải quyết tranh chấp đất đại tại Bắc Ninh


Trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai khi có Sổ đỏ

Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp đơn khởi kiện

- Đơn khởi kiện theo mẫu.

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.

- Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

- Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

- Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.

- Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

Bước 2: Tòa thụ lý và giải quyết

- Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ đủ : Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

Bước 3: Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

- Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng - Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ

Bước 4: Kháng cáo (Trong trường hợp các bên không đồng ý với bản án của Tòa án)

Trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai khi không có Sổ đỏ

Hướng giải quyết thứ nhất: Yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết 

Quy trình thực hiện sẽ như sau

- Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Hồ sơ yêu cầu giải quyết

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biên bản hòa giải tại UBDN cấp xã;

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Chú ý : Trường hợp tranh chấp đất đai mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.

- Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

- Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

- Không đồng ý kết quả giải quyết thì:

+ Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc có quyền

+ Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện).

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp tỉnh

- Khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không đồng ý với quyết định của UBND cấp tỉnh và có làm hồ sơ yêu cầu UBND cấp tỉnh giải quyết. Bộ hồ sơ như sau

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

- Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

+ Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

+ Không đồng ý kết quả giải quyết thì: Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh).

Hướng giải quyết thứ 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Theo quy định tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và điểm b khoản 2 Luật Đất đai 2013 quy định thì Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định để chứng minh quyền sử dụng đất thì có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

 Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Bắc Ninh


Khách hàng hỏi: Năm 2017 tôi có mua 2 thửa đất liền kề nhau ở khu đô thị mới ở Yên Phong, Bắc Ninh, có diện tích lần lượt là 56m2 và 70m2, đã được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do chưa có nhu cầu xây dựng nhà ở, nên tôi cho thuê làm chỗ để xe. Đến nay tôi có ý định xây nhà để ở, thì phát hiện ra 2 thửa đất đã bị anh H bên cạnh xây rào lấn chiếm với diện tích khoảng 11m2. Gia đình tôi đã cố gắng ôn hòa để giải quyết việc nhưng anh H vẫn cố tình và ngang nhiên không trả lại phần đất lấn chiếm và còn khẳng định phần đất đó thuộc đất của mình từ trước khi tôi mua đất. Vậy xin tư vấn cho tôi làm sao để đòi được đất.

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 thì “ Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.”

Như vậy, Tranh chấp của bạn với chủ sử dụng đất bên cạnh là tranh chấp về ranh giới giữa các thửa đất liền kề. Vì vậy trường hợp của bạn bắt buộc phải hòa giải cơ sở.  Ranh giới này được xác đinh theo hiện trạng sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, nếu việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn được tiến hành đúng theo quy định, bạn có thể đòi lại phần đất bị lấn chiếm dựa trên các quy phạm pháp luật về đất đai hiện nay

Để đòi lại đất thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi có đất để đòi lại đất.

Nhưng để Tòa án nhân dân thụ lý đơn khởi kiện của Bạn thì bạn phải bắt buộc thực hiện hòa giải cơ sở tại UBND xã theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Trong trường hợp có biên bản hòa giải không thành thì Tòa án sẽ có căn cứ để thụ lý đơn cho bạn.

Căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì trường hợp “đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Do đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản

Khách hàng hỏi: Tôi ở Huyện Từ Sơn, Anh A là hàng xóm của tôi có xây nhà làm nhà tôi bị sụt nứt. Đến nay, tôi đang tiến hành sửa lại nhà và xây tường rào thì anh A cho rằng đó lại nói nhà tôi lấn chiếm đất của nhà anh A. Anh A đòi kiện gia đình tôi ra tòa. Vậy bây giờ tôi phải làm gì để xử lý tình huống này?

Luật tư vấn P&P trả lời: Với câu hỏi của anh,  Luật tư vấn P&P xin tư vấn như sau

Căn cứ theo quy định tại Điều 202 và Điều 203 Luật đất đai năm 2013, anh phải xử lý tình huống này theo các bước như sau:

Bước 1. Tiến hành hòa giải

Khi có tranh chấp về đất đai, trước hết các bên tự hòa giải với nhau để tìm ra phương án giải quyết hợp lý. Nếu các bên không tự hòa giải được thì yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tổ hòa giải ở cơ sở.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại tổ hòa giải cơ sở được tiến hành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Bước 2. Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để yêu cầu hòa giải.

Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nhưng không thành thì anh có thể lựa chọn một trong hai phương án sau tuy thuộc vào nhiều điều kiện khác:

– Khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết;

– Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Như vậy, trước tiên anh và gia đình hàng xóm cần tiến hành hòa giải, nếu không hòa giải được thì có thể tiến hành xử lý tranh chấp theo các phương án khác theo đúng quy định của pháp luật.

Khách hàng cần cung cấp


Thông tin cần cung cấp

- Thông tin về thửa đất

- Thông tin vê nguồn gốc thửa đất

Tài liệu cần cung cấp

- Bản sao sổ hộ khẩu

- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân

- Bản sao trích lục thửa đất

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 098.9869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com\

Đối tác chiến lược