Cùng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày một cao thì các phòng khám cũng tích cực thực hiện các hoạt động quảng cáo để thu hút khách hàng. Quảng cáo phòng khám trên truyền hình là một hình thức quảng cáo được nhiều phòng khám lựa chọn.
Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới khách hàng thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- Luật quảng cáo 2012
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP
- Thông tư số 09/2015/TT-BYT
Giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình là gì?
- Phòng khám bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ gia đình, phòng chẩn trị y học cổ truyền và bệnh xá, là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh theo Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
- Giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình là giấy phép cấp cho chủ sở hữu phòng khám đủ điều kiện thực hiện hoạt động quảng cáo phòng khám của mình trên truyền hình.
Tại sao nên quảng cáo phòng khám trên truyền hình?
- Đối tượng hướng tới khi quảng cáo phòng khám là những người quan tâm đến sức khỏe, lo lắng cho sức khỏe và đang có vấn đề về sức khỏe. Những đối tượng này thuộc vào tầm trung niên và cao tuổi lại chính là những người có thói quen xem tivi thường xuyên. Do đó, quảng cáo trên truyền hình là một phương thức hiệu quả để giới thiệu quảng bá phòng phám đến người dân.
- Hơn nữa, nội dung quảng cáo trên truyền hình là sự kết hợp sinh động giữa hình ảnh, âm thanh, màu sắc cộng thêm cử động và các kĩ xảo truyền hình mang đến cho người xem những hình ảnh sống động, chân thực của việc xảy ra trước mặt. Từ đó tạo sự chú ý, cuốn hút và kích thích trí tò mò của người xem và cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ hơn các phương tiện quảng cáo khác.
Những hành vi cấm khi xin giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình
- Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo theo Điều 7 Luật quảng cáo
- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
- Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
- Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
- Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
- Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Điều kiện để có thể xin giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình
Để có thể xin giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình, cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề mà pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh quy định bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.
- Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 9 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP.
- Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 09/2015/TT-BYT
- Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền bằng văn bản.
Thành phần hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
- Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo: phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;
- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp và danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
- Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề
- Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây: Văn bản ủy quyền hợp lệ; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài của đơn vị được ủy quyền.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình cần lưu ý điều gì?
- Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự, giữa các phần có phân cách bằng giấy màu, có trang bìa và danh mục tài liệu;
- Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
- Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4.
Nội dung quảng cáo cần lưu ý điều gì?
- Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
- Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Nội dung quảng cáo phải có nôi dung: Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động; Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.
- Nội dung quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
+ Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
+ Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
+ Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Trình tự thủ tục
Quy trình thực hiện
- Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền
- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có giấy xác nhận nội dung quảng cáo hết hiệu lực.
Thẩm quyền
- Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật;
- Cục Quản lý y, dược cổ truyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật
Thời gian
- Từ 10- 15 ngày làm việc
Câu hỏi khách hàng thường đặt ra khi xin giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình
Câu 1: Hiệu lực của giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình là bao lâu?
- Giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình sẽ bị hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động;
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động do thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn có liên quan đến dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo.
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Câu 2 : Công ty tôi là công ty có vốn đầu tư nước ngoài được Sở y tế cấp phép hoạt động khám chữa bệnh tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Vậy công ty tôi có được thực hiện quảng cáo cho dịch vụ của phòng khám hay không?
- Theo quy định tại Điều 39 Luật quảng cáo, Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam theo quy định của Luật quảng cáo. Do đó, công ty khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện xin giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình.
Câu 3 : Phòng khám của chúng tôi đã được cấp Giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình, nhưng do bảo quản không tốt nên giấy phép đã bị rách một phần. Vậy công ty chúng tôi cần làm gì để có được giấy chứng nhận mới ?
- Trường hợp của khách hàng cần thực hiện cấp lại Giấy Giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư 09/2015/TT-BYT. Thời gian để cấp lại trong trường hợp này là 05 ngày làm việc.
Câu 4 : Hiện công ty tôi là công ty TNHH và đã được cấp giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình cho phòng khám của công ty chúng tôi. Tuy nhiên, nay công ty đang thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ TNHH sang công ty cổ phần. Vậy công ty có cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin trên phép quảng cáo phòng khám đã được cấp không ?
- Nếu giấy phép của Khách hàng còn hiệu lực và muốn thay đổi loại hình doanh nghiệp (tên doanh nghiệp) thì Khách hàng cần thực hiện việc cấp lại giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư 09/2015/TT-BYT.
Khách hàng cần cung cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
- 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;
- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
- Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Công việc của chúng tôi
Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám trên truyền hình
Soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh.
Đại diện quý khách nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Đại diện quý khách tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy phép quảng cáo.
Đại diện khách hàng nhận bản gốc giấy phép quảng cáo và giao cho khách hàng.
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com