Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Giấy phép quảng cáo phòng khám mắt

1. Tại sao phải xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt?

Phòng khám mắt muốn thực hiện hoạt động quảng cáo phải có sự phê duyệt nội dung của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bới đây là quy định của pháp luật mà các phòng khám phải tuân theo; để đưa tới cho khách hàng những thông tin chính xác nhất, tránh việc quảng cáo sai sự thật ảnh hưởng tới chất lượng chắm sóc sức khỏe đồng thời để cơ quan nhà nước có thể nắm bắt được các hoạt động quảng cáo tại phòng khám.

2. Xử phạt khi vi phạm các quy định về quảng cáo phòng khám mắt

Theo đó, hiện nay pháp luật Việt Nam quy định, nếu phòng khám thực hiện việc quảng cáo mà không tuân thủ theo quy định sẽ bị xử lý hành chính, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Hình thức hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi trên;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi;

b) Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

- Hình thức hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi trên;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

- Phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi vi phạm nêu trên.

Như vậy nếu như phòng khám không thực hiện đúng theo các quy định, điều kiện, yêu cầu về quảng cáo theo đúng quy định pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm của mình.

3. Các hình thức quảng cáo phòng khám mắt

Có thể lựa chọn một trong hai hoặc chọn cả hai hình thức quảng cáo là quảng cáo là quảng cáo trên báo nói, báo hình (video) hoặc quảng cáo bằng ma-ket.

4. Các phương tiện quảng cáo phòng khám mắt

Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt, cần lựa chọn các phương tiện mà cơ sở muốn đăng thông tin quảng cáo để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể lựa chọn các phương tiện quảng cáo sau;

-  Báo chí.

- Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.

- Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.

- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

- Phương tiện giao thông.

- Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.

- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.

- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

5. Điều kiện để thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo phòng khám mắt

a. Điều kiện về giấy phép hoạt động của phòng khám mắt

- Phòng khám đã được thành lập và được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật

- Phòng khám đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật

- Đơn vị có quyền đề nghị xin Giấy phép quảng cáo phòng khám mắt là đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền bằng văn bản

b. Điều kiện về nhân sự hành nghề tại phòng khám

- Được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách nhân sự đăng ký hành nghề tại phòng khám

- Nhân sự thực hiện hoạt động khám chữa bệnh tại phòng khám đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và tham gia các khóa đào tạo liên tục, được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục theo quy định pháp luật.

c. Điều kiện về nội dung quảng cáo phòng khám mắt

- Nội dung quảng cáo phải phù hợp với giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác của pháp luật

- Nội dung quảng cáo phòng khám không thuộc một trong các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

- Nội dung quảng cáo phòng khám phải có đầy đủ thông tin sau:

 + Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động

 + Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép

- Nội dung quảng cáo sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân thì phải được cá nhân đó đồng ý và thể hiện bằng văn bản cam kết của đơn vị

- Quảng cáo các nội dung cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan

d. Các điều kiện khác khi thực hiện quảng cáo phòng khám mắt

- Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật

- Các điều kiện cụ thể đối với các phương thức quảng cáo khác nhau.

6. Thành phần hồ sơ của thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt

Để được cấp giấy phép quảng cáo phòng khám mắt, đơn vị yêu cầu cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã nêu ở phần trên của bài viết và chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ như sau để nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép quảng cáo theo quy định;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;

- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám;

- Danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được phê duyệt ;

- Danh sách nhân sự đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám;

- Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo;

- Chứng chỉ đào tạo liên tục của người thực hiện dịch vụ có chứng chỉ hành nghề tại phòng khám;

- Cam kết sử dụng hình ảnh của đơn vị xin cấp giấy phép quảng cáo phòng khám và giấy tờ pháp lý cá nhân của cá nhân cho phép sử dụng hình ảnh, lời nói trong Nội dung quảng cáo (nếu có);

- Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:

    + Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;

    + Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo;

    + Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu nêu trên phải có các tài liệu:

           Mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể);

           Nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên (Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn, trình độ phù hợp với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo;

           Đối với quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y phù hợp.

- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.

7. Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo phòng khám mắt

Theo quy định của pháp luật, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo phòng khám đối với: Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật.

Như vậy Sở Y tế tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo phòng khám mắt.

8. Thủ tục cấp giấy phép quảng cáo phòng khám mắt

- Đơn vị đề nghị cấp giấy phép quảng cáo phòng khám mắt nộp hồ sơ tại Sở Y tế tỉnh/ Thành phố trực thuộc trung ương.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung.

- Thời gian để đơn vị đề nghị cấp giấy phép quảng cáo phòng khám sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quảng cáo phòng khám hết giá trị.

- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo phòng khám. Trường hợp không cấp giấy phép quảng cáo phòng khám, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

- Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:

a) Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy phép quảng cáo đối với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy phép quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết;

b) Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện so với nội dung ghi trên giấy phép quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc.

- Thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám được thực hiện lại từ đầu trong các trường hợp sau đây:

a) Đơn vị đề nghị cấp giấy phép quảng cáo phòng khám sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

b) Đơn vị đề nghị cấp giấy phép quảng cáo phòng khám sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng thời hạn quy định.

Các vướng mắc gặp phải khi thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt

Câu hỏi: Đối với giấy phép quảng cáo phòng khám mắt, hộ kinh doanh có thể đứng ra thực hiện tủ tục này không?

Trả lời: Hộ kinh doanh là chủ thể đại diện đứng ra thành lập phòng khám do đó có quyền được đại diện phòng khám xin giấy phép quảng cáo phòng khám.

Câu hỏi: Trong các hình ảnh quảng cáo, phòng khám có thể sử dụng hình ảnh diễn viên không phải người làm trong phòng khám không?

Trả lời: Phòng khám được quyền sử dụng hình ảnh của diễn viên, nhân vật không phải người làm trong phòng khám. Tuy nhiên cần lưu ý có cam kết của phòng khám và diễn viên về việc cho phép sử dụng hình ảnh để quảng cáo. Nếu có xảy ra tranh chấp xảy ra, phòng khám phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng hình ảnh này của diễn viên.

Câu hỏi: Phòng khám mắt có thể lựa chọn hình thức quảng cáo nào để thực hiện quảng cáo và xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt?

Trả lời: Phòng khám có thể lựa chọn một trong hai hoặc cả hai hình thức quảng cáo trên báo nói, báo hình (video) hoặc quảng cáo bằng ma-ket (hình ảnh). Dựa theo nhu cầu của mình, đơn vị có thể lựa chọn hai phương thức trên, các phương thức cần đáp ứng theo đúng yêu cầu của pháp luật mà Luật P&P đã nêu trong bài viết.

Câu hỏi: Có thể sử dụng hình ảnh các logo nhãn hiệu của phòng khám trên các nội dung quảng cáo phòng khám không?

Trả lời: Trường hợp phòng khám muốn sử dụng hình ảnh logo nhãn hiệu trên các hình ảnh quảng cáo thì cần chứng minh logo nhãn hiệu đó thuộc sở hữu của phòng khám và đã được bảo hộ thương hiệu. Nếu không thì không sử dụng để tránh xảy ra tranh chấp sau này.

Câu hỏi: Có cần cung cấp chứng chỉ hành nghề của bác sĩ không phải là bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám khi xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt không?

Trả lời: Khi xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt, bắt buộc phải cung cấp đầy đủ chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ đào tạo liên tục của tất cả các bác sĩ tại phòng khám.

Câu hỏi: Phòng khám có được quảng cáo các nội dung cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nằm ngoài danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được phê duyệt không?

Trả lời: Phòng khám không được quảng cáo các nội dung cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nằm ngoài danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được phê duyệt. Nếu không sẽ không được chấp thuận cấp giấy phép quảng cáo phòng khám. Trường hợp phòng khám quảng cáo các nội dung đó mà không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ bị xử lý vi phạm hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời gian nhất định.

Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt

- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt;

- Tiếp nhận thông tin để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt;

- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt;

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt;

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt;

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách hàng sau khi thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám mắt.

Liên hệ với Luật P&P

Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược