Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình là giấy phép bắt buộc phải xin khi muốn quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, để có thể xin giấy phép này không phải ai cũng nắm được quy trình và thành phần hồ sơ.
Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật Quảng cáo 2012
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP
- Thông tư 09/2015/TT-BYT
Tại sao phải xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình?
- Mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc răng và niêm mạc miệng với một hoặc nhiều mục đích chính sau: Làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
- Tuy chỉ tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài của cơ thể con người nhưng mỹ phẩm cũng phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nên khi quảng cáo mỹ phẩm đến tay người tiêu dùng cũng cần phải chính xác và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Do đó, Bộ y tế đã ban hành Luật quảng cáo và các văn bản pháp luật hướng dẫn về điều kiện, thành phần hồ sơ, quy trình thực hiện việc xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình cho các chủ thể liên quan tuân theo.
Quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình có những ưu điểm gì so với hình thức quảng cáo khác?
- Quảng cáo trên truyền hình là phương thức quảng cáo phổ biến hiện nay. Bởi đa số các gia đình Việt Nam đều có tivi và có thói quen xem tivi vào buổi tối khi cả gia đình cùng ăn cơm hoặc vui chơi. Do đó, quảng cáo trên truyền hình bao phủ được đến tất cả các độ tuổi trong xã hội từ trẻ em, trẻ vị thành niên, trung niên, người già.
- Với quan điểm, truyền hình là phương thức truyền tải thông tin chính thống nên khi quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình, sản phẩm mỹ phẩm tăng được độ tin cậy đối với người xem. Họ tin tưởng rằng sản phẩm này sẽ có chất lượng tốt hơn những sản phẩm quảng cáo bằng phương thức khác.
Bạn có biết cách để quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình đạt hiệu quả cao nhất?
– Lựa chọn các kênh truyền hình phù hợp có nhiều lượt xem và đăc biệt lựa chọn giờ quảng cáo có nhiều khán giả xem vì đây là lúc sản phẩm có thể lan rộng nhất. Tuy nhiên, khung giờ càng có nhiều người xem thì chi phí bỏ ra sẽ cao nên khách hàng cần cân đối năng lực tài chính của mình và lợi ích nhận được khi quảng cáo.
– Xây dựng kịch bản quảng cáo tốt, đặc sắc trong đó thể hiện rõ các ý tưởng mà bạn mong muốn truyền đạt, nếu cần có thể tham khảo, nhờ công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo tư vấn, hỗ trợ.
Điều kiện để xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình là gì?
- Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
Những hành vi cấm khi xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình
- Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo theo Điều 7 Luật quảng cáo
- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
- Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
- Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
- Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
- Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Thành phần hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
- Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
- Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo: 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;
- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.
- Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo mỹ phẩm nêu tính năng, công dụng của sản phẩm không có trong nội dung của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình cần những lưu ý gì?
- Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây: Văn bản ủy quyền hợp lệ; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài của đơn vị được ủy quyền.
- Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
- Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4. Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.
Nội dung quảng cáo mỹ phẩm như thế nào là phù hợp với quy định pháp luật?
- Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản.
- Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
- Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
+ Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược;
+ Tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu có).
- Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung sau đây: Tên mỹ phẩm; Tính năng, công dụng của mỹ phẩm; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.
- Nội dung quảng cáo không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác; Tính năng, công dụng của sản phẩm phải phù hợp với bản chất của sản phẩm, phân loại sản phẩm và tính năng, công dụng đã được công bố theo quy định của pháp luật.
- Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
- Quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình phải đọc rõ ràng nội dung: Tên mỹ phẩm; Tính năng, công dụng của mỹ phẩm, Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.
- Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau: Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài. Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.
Quy trình thực hiện
Thẩm quyền
- Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có trụ sở chính
Thủ tục
- Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thuốc được nộp tại cơ quan có thẩm quyền
- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có giấy xác nhận nội dung quảng cáo hết hiệu lực.
Câu hỏi khách hàng hay gặp phải khi thực hiện xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình
Câu 1: Chúng tôi đã được cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình, tôi muốn hỏi giấy phép của chúng tôi có hiệu lực đến khi nào?
- Nếu quý khách hàng đã được cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình thì hiệu lực của giấy phép là không có thời hạn, nhưng nếu thuộc vào các trường hợp sau thì giấy phép sẽ bị mất hiệu lực:
+ Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã hết hiệu lực;
+ Mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi hoặc bị rút số tiếp nhận phiếu công bố;
+ Có những thay đổi về thông tin ảnh hưởng đến tính an toàn và chất lượng của mỹ phẩm.
Câu 2: Một công ty sản xuất Son dưỡng môi của Hàn quốc có ủy quyền cho công ty chúng tôi là công ty Việt Nam thực hiện phân phối sản phẩm này tịa thị trường Việt Nam. Nay công ty tôi muốn quảng cáo sản phẩm này trên các truyền hình dành cho pháp đẹp. Vậy công ty chúng tôi có tư cách chủ thể để xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình không?
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 09/2018/TT-BYT thì Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản.
- Do đó nếu công ty bạn là đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm thì đơn vị bạn hoàn toàn có tư cách chủ thể khi xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình. Còn nếu công ty bạn không đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm thì để có thể xin giấy phép, công ty bạn cần có giấy ủy quyền của đơn đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm ủy quyền cho thực hiện quảng cáo sản phẩm.
Câu 3: Công ty tôi sản xuất mỹ phẩm và muốn quảng cáo cho các sản phẩm khác nhau của công ty mình. Vậy phí thẩm định quảng cáo như thế nào?
- Phí thẩm định quảng cáo mỹ phẩm được quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2018/TT-BYT. Theo đó, nếu quảng cáo cho một sản phẩm mỹ phẩm trên truyền hình thì khách hàng mất phí thẩm định cho một hồ sơ. Đặc biệt một mẫu quảng cáo của hai hay nhiều sản phẩm tương ứng với một phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận thì cũng có thể chi mất phí thẩm định của một hồ sơ.
Khách hàng cần cung cấp
- Kịch bản quảng cáo và video quảng cáo
- Văn bản uỷ quyền nếu bên quảng cáo không phải là đơn vị đứng tên trong giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm
- Hợp đồng sử dụng hình ảnh nếu trong hồ sơ quảng cáo có dùng hình ảnh nhân vật để quảng cáo
- Các tài liệu chứng minh công dụng nếu nội dung quảng cáo không có trong hồ sơ công bố
Công việc của chúng tôi
Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm trên truyền hình
Soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh.
Đại diện quý khách nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đại diện quý khách tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy phép quảng cáo.
Đại diện khách hàng nhận bản gốc giấy phép quảng cáo và giao cho khách hàng.
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com