Với sự phát triển của nền kinh tế dẫn tới có nhiều ngành nghề, dịch vụ kinh doanh mới xuất hiện trong đó có kinh doanh massage. Chính vì vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ massage xuất hiện rất nhiều. Theo quy định của pháp luật khi cơ sở kinh doanh dịch vụ massage muốn đi vào hoạt động thì phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự và giấy phép phòng cháy chữa cháy. Vậy làm thế nào để xin được giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cơ sở massage
Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng các vấn đề liên quan đến xin giấy phép phòng cháy chữa chy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ massage
Cơ sở pháp lý
- Luật phòng cháy chữa cháy 2001 sửa đổi bổ sung 2013
- Nghị định 79/2014/NĐ-CP
- Thông tư 66/2014/TT-BCA
Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?
Theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy hay còn được gọi là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc gia đình ghi nhận đạt đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
- Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
- Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
- Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
Cơ sở kinh doanh dịch vụ massage thì phải xin loại giấy phép phòng cháy chữa cháy nào?
- Theo quy định tại điểm b, điểm c, khoản 3 Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP có quy định về các cơ sờ không phải nộp bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa. Theo đó kinh doanh dịch vụ massage không thuộc trong các trường hợp không được miễn nộp giấy phép phòng cháy chữa cháy.
- Mặt khác cũng theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh dịch vụ massage không thuộc Phụ lục IV dự án, công trình phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.
Nhu vậy đối chiếu với điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định 96/2014/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh dịch vụ massage phải có biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy khi nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
Vì sao khi kinh doanh dịch vụ massage lại phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy?
- Kinh doanh dịch vụ massage là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật đầu tư
- Theo quy định tại Luật đầu tư, đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì muốn hoạt động phải có điều kiện sau:
Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
+ Giấy phép;
+ Giấy chứng nhận;
+ Chứng chỉ;
+ Văn bản xác nhận, chấp thuận;
+ Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy theo quy định trên thì khi cơ sở muốn kinh doanh dịch vụ massage (Spa) thì phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy (Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy) và giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ massage chưa có giấy phép phòng cháy chữa cháy thì bị xử phạt như thế nào?
- Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP khi cơ sở kinh doanh dịch vụ massage thực hiện kinh doanh mà chưa có giấy phép phòng cháy chữa cháy thì sẽ bị xử phat vi phạm hành chính với mức phạt từ 600.000 đồng đến 100.000.000 đồng, căn cứ vào từng hành vi vi phạm
- Cũng theo quy định tai Luật đầu tư thì khi thực hiện kinh doanh dịch vụ massage ngoài việc đáp ứng các điều kiện cần thiết thì còn phải đáp ứng về các điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Điều kiện để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ massage
Theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP điệu kiện để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ massage
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 74/2014/NĐ-CP
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Thành phần hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ massage
Để được cấp biên bản kiểm tra xác nhận đủ điều kiện an toàn về PCCC trước hết cơ sở cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị PCCC cần thiết; sau đó tiến hành xây dựng hồ sơ quản lý về PCCC tại cơ sở.
Hồ sơ xin cấp Biên bản kiểm tra xác nhận đủ điều kiện an toàn về PCCC bao gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra điều kiện an toàn về PCCC của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Bản sao giấy phép ĐKKD có công chứng (hoặc đóng dấu công ty);
- Hồ sơ quản lý về PCCC tại cơ sở (bao gồm các tài liệu cần có sau):
+ Quyết định thành lập lực lượng PCCC;
+ Danh sách lực lượng PCCC;
+ Bảng thống kê phương tiện PCCC;
+ Nội quy PCCC;
+ Nội quy về sử dụng điện;
+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC của các thành viên đã được huấn luyện;
+ Phương án chữa cháy của cơ sở.
Một số lưu ý khi xây dựng hồ sơ:
- Về thành lập lực lượng PCCC cơ sở:
+ Nếu cơ sở dưới 10 người -> đưa tất cả thành viên vào lực lượng;
+ Nếu từ 10 đến dưới 50 người -> tối thiểu 10 thành viên;
+ Nếu từ 50 đến dưới 100 người -> tối thiểu 15 thành viên
+ Nếu trên 100 người -> tối thiểu 25 thành viên;
- Về bố trí bình chữa cháy: đảm bảo mật độ 50m2/ bình chữa cháy;
- Về phương án PCCC: phải dùng biểu mẫu và bám sát theo quy định của Bộ Công an về ghi phương án PCCC
Thẩm quyền và thời gian thực hiện xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ massage
- Thẩm quyền
+ Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an Quận, Huyện, Thị xã nơi cơ sở đặt trụ sở kinh doanh
- Thời gian thực hiện
+ 07 -10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và thẩm định cơ sở
Yêu cầu về thành phần hồ sơ khi xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ massage
- Hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy, Phương án chữa cháy của cơ sơ, phương án cứ nạn cứu hộ của cơ sở phải được lập thành hai bản
- Hồ sơ phòng cháy chữa cháy của cơ sở đào tạo nghề không cần phải đóng dấu gáp lai
- Trong hồ sơ xin giấy phép phải thể hiện rõ vị trí của cơ sở, các phương tiện, trang bị phòng cháy chữa cháy, và một số phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở
- Cơ sở đào tạo nghề phải trang bị đầy đủ các trang bị, phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy có trong hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ massage
- Trong suốt quá trình hoạt động, cơ sở đào tạo nghề phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện về phòng cháy chữa cháy
- Phải thường xuyên theo dõi công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sơ
Một số câu hỏi, vướng mắc cảu khách hàng liên quan đến xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ massage
Khách hàng hỏi: Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy được xây dựng như thế nào khi xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ massage
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 66/2014/TT-BCA
- Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; quy định việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm để phòng ngừa cháy, nổ hoặc khi có cháy, nổ xảy ra.
- Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
- Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
+ Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng, dầu và những nơi có nguy cơ cháy, nổ cao có thể có biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa thì phải có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm;
+ Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn, vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước chữa cháy, nơi lấy nước chữa cháy, phương tiện chữa cháy cơ giới và phương tiện chữa cháy khác.
+ Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879: Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn về mẫu mã, kích thước. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
+ Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
Khách hàng hỏi: Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy sẽ gồm những nội dung gì
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 66/2014/TT-BCA
Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư do người đứng đầu cơ sở, khu dân cư lập, lưu giữ; hồ sơ gồm:
- Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
- Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
- Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;
- Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
- Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
- Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy
- Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).
Như vậy, Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy sẽ gồm nhưng giấy tờ quy định ở trên
Khách hàng hỏi: Khi cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ massage thì cơ quan cấp phép có xuống kiểm tra cơ sở không?
Luật tư vấn P&P trả lời: Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu doanh nghiệp quản lý cơ sở căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế và yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy sẽ quy định cụ thể về thời gian, số lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
Việc kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải được lập Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC05 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA).
Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
1. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở theo quy định của pháp luật;
2. Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của từng đối tượng theo quy định của pháp luật;
3. Việc chấp hành các quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Trách nhiệm trong việc kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy:
- Đối với kiểm tra thường xuyên: người đứng đầu cơ sở phải xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra trước khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
- Đối với kiểm tra định kỳ: Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu doanh nghiệp quản lý cơ sở phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.
- Đối với kiểm tra đột xuất: Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu doanh nghiệp quản lý cơ sở phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra.
Khi thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở bị kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra khi nhận được thông báo về việc kiểm tra.
Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu doanh nghiệp được yêu cầu cấp quản lý cơ sở tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở biết.
Lưu ý: Người đứng đầu cơ sở sẽ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy thường xuyên, định kỳ và đột xuất; còn người đứng đầu doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất trong phạm vi quản lý của mình.
Khách hàng cần cung cấp
Thông tin cần cung cấp
- Thông tin về cơ sơ
- Thông tin về số lượng thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Thông tin về các cá nhân đã tham gia tập huấn phòng cháy chữa cháy
Tài liệu cần cung cấp
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản sao công chứng chứng chỉ tập huấn về phòng cháy chữa cháy
- Sơ đồ mặt bằng cơ sở
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ massage
- Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh
- Phối hợp xây dựng phương án Phòng cháy chữa cháy
- Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước
- Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách hàng
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com