Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

Hiện nay may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Dệt May là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua. Bên cạnh đó tại mỗi địa phương đều có các công ty, tập đoàn may mặc rất nhiều trong các khu công nghiệp, vì vậy rất cần nhiều nhân lực. Nhằm cung cấp nguồn nhân lực, nên đã có nhiều cơ sở đã đào tạo nghề may công nghiệp trình độ sơ cấp. Nhưng theo quy định của pháp luật, để đào tạo thì cơ sở phải được cấp giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp (giấy phép nghề). Vậy thủ tục, điều kiện để xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp là như thế nào. Luật P&P xin cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp.

Thế nào là đào tạo nghề nghiệp, giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp


-  Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

- Chương trình đào tạo sơ cấp là hệ thống kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các công việc đơn giản của nghề.

- Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp nghề: Được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học, điều kiện thì được kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động đào tạo nghề nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp.

- Giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp là việc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp khi cơ sở đã đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện việc đào tạo nghề.

Tại sao phải xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp


- Trường hợp hoạt động đào tạo nghề may công nghiệp trình độ sơ cấp mà không có giấy phép đào tạo nghề thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Văn bản hợp nhất số 1307/VBHN-BLĐTBXH với mức xử phạt từ 40.000.000 đồng – 60.000.000 đồng căn cứ vào hành vi vi phạm.

- Trong trường hợp mà chưa có giấy phép đào tao nghề mà thực hiện việc tuyển sinh, hoạt động giảng dạy nghề thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 1307/VBHN-BLĐTBXH với mức xử phạt từ 40.000.000 đồng – 60.000.000 đồng căn cứ vào hành vi vi phạm. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: như đình chỉnh hoạt động.

Điều kiện để xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp


Điều kiện chung để xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;

+ Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.

Điều kiện cụ thể để xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

- Về chương trình học khi xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

+ Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

+ Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học

+ Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

+ Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.

- Về điều kiện về cơ sở vật chất khi xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

+ Phòng học phải đám ứng diện tích tối thiểu 4m2/1 chỗ học. Phải có đầy đủ phòng học lý thuyết và phòng học thực hành

+ Có các trang thiết bị, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy nghề

+ Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động

+ Có địa điểm đào tạo cụ thể

- Điều kiện về giáo viên tham gia giảng dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

+ Có trình độ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, trong đó: Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa là 25. Có số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu đảm bảo đảm nhận tối thiểu là 60% chương trình của mỗi ngành nghề đào tạo.

Hồ sơ để giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp


- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

- Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và kèm theo các giấy tờ chứng minh

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với doanh nghiệp), Quyết định thành lập + Điều lệ đối với tổ chức

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thẩm quyền xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp: Doanh nghiệp, tổ chức nộp 1 bộ hồ sơ tới Sở Lao động thương binh và xã hội nơi muốn đặt địa điểm đào tạo

- Thời gian thực hiện: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động thương binh và xã hội tổ chức kiểm tra, thẩm định để cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

Một số trường hợp điều chỉnh giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp


- Tăng quy mô tuyển sinh của từng ngành, nghề đào tạo vượt từ 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Bổ sung ngành, nghề đào tạo (mở ngành, nghề đào tạo mới).

- Bổ sung hoặc thay đổi trình độ đào tạo hoặc điều chỉnh quy mô tuyển sinh giữa các trình độ đào tạo và giữa các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề.

- Chia, tách, sáp nhập hoặc có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có liên quan đến nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.

- Thành lập phân hiệu mới có tổ chức hoạt động đào tạo.

-  Mở thêm địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu.

- Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp thu hồi giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp


- Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

-Vi phạm nghiêm trọng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;

- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Quy định về xây dựng chương trình học khi xin giấy phép dạy nghề may công nghiệp


Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH thì chương trình và cấu trúc của chương trình đào tạo sẽ như sau: Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau: Tên nghề đào tạo; mã nghề; Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào; Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo; Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun; Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm; Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, khóa học; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học; Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp; Phương pháp và thang điểm đánh giá; Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.

Nội dung và cấu trúc của giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau: Thông tin chung của giáo trình (tên mô - đun, tên nghề đào tạo, trình độ đào tạo; tuyên bố bản quyền; lời giới thiệu; mục lục;...); Mã mô - đun, vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình mô - đun; Nội dung của giáo trình mô - đun; tên bài/chương; mã bài/chương; giới thiệu bài/chương; mục tiêu bài/chương; nội dung kiến thức, kỹ năng của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương (gồm: kiến thức, kỹ năng và quy trình, cách thức thực hiện công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ); Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun.

Quy định về tuyển sinh sau khi xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp


Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH thì sau khi cơ sở được cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp thì cơ sở sẽ được tuyển sinh. Nhưng để được tuyển sinh thì cơ sơ “Chậm nhất 03 (ba) tháng trước khi tổ chức tuyển sinh, cơ sở đào tạo sơ cấp công bố công khai: chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề; đối tượng tuyển sinh, khu vực tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ đăng ký học; thời gian xét tuyển và căn cứ xét tuyển”

Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Đối với các ngành, nghề đặc thù trong danh mục do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được tuyển sinh đối với người dưới 15 (mười lăm) tuổi.

Câu hỏi của khách hàng liên quan đến giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp


Câu hỏi: Khi doanh nghiệp được cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp thì doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ hay không?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức in chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi chứng chỉ đã phê duyệt để sử dụng cấp cho người học. Việc in phôi chứng chỉ sơ cấp, phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và phải được lập sổ quản lý. Nhưng để cấp được chứng chỉ cho các học viên tốt nghiệp khóa đào tạo nghề thì Cơ sở muốn cấp chứng chỉ (Sau khi đã được cấp giấy phép dạy nghề) phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu chứng chỉ tới Sở Lao động thương binh và xã hội.

Câu hỏi: Khi xin xong giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp thì có phải thực hiện chế độ báo cáo lên Sơ Lao động thương binh và xã hội không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì khi đã đã được cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chế độ báo cáo, cụ thể như sau “Cơ sở đào tạo sơ cấp thực hiện báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính và Bộ, ngành trực tiếp quản lý (nếu có) về kết quả tuyển sinh, đào tạo sơ cấp định kỳ 6 tháng (trước ngày 10 tháng 7) và 01 năm (trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo liền kề)”.

Câu hỏi: Quy mô đào tạo khi xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp được căn cứ vào đâu?

Trả lời: Chỉ tiêu về quy mô đào tạo khi xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp căn cứ vào: Số lượng giáo viên, chương trình học, cơ sở vật chất, diện tích phòng học,..

Câu hỏi: Khi xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp thì Sở Lao động có xuống thẩm định cơ sở hay không?

Trả lời: Khi xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp thì Sở Lao động sẽ xuống kiểm tra thực tế trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Nội dung kiểm tra về cơ sở, trang thiết bị vật chất, giáo viên, Điều kiện về phòng cháy chữa cháy,..

Câu hỏi: Khi xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp thì về giáo viên tham gia giảng dạy có cần phải có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ hay không?

Trả lời: Khi xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp thì đối với giáo viên tham gia giảng dạy theo như quy định hiện nay thì không cần phải có chứng chỉ tin học và chứng chỉ ngoại ngữ.

Mà chỉ cần Có năng lực sử dụng ngoại ngữ và Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.

Dịch vụ xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp của Luật P&P


- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

- Đánh giá bước đầu các điều kiện để xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu quan đến xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiện thủ tục xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thực hiện thủ tục xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Bàn giao kết quả cho quý khách hàng

- Hỗ trợ quý khách hàng làm thủ tục thông báo cấp chứng chỉ sau khi đã có giấy phép dạy nghề sơ cấp may công nghiệp

Liên hệ với Luật P&P


Hotline: 098.9869.523 /0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược