Bếp ăn tập thể cung cấp thức ăn cho rất nhiều người trong một thời gian dài nên việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho bếp ăn là điều tất yếu để bảo vệ sức khỏe con người. Hiểu được việc đó, Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới khách hàng thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể như sau:
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể là gì?
- Bếp ăn tập thể là nơi để chế biến, nấu nướng cũng như phục vụ bữa cơm hằng ngày cho cả một tập thể gồm nhiều người cùng ăn với nhau hay có thể cung cấp các xuất cơm cho một nơi khác. Đây là một loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật an toàn thực phẩm. Bếp ăn tập thể thường được chia làm các khu như sau:
+ Khu lưu trữ thực phẩm.
+ Khu sơ chế.
+ Khu chế biến.
+ Khu phục vụ.
+ Khu vực rửa thực phẩm.
- Các khu vực của bếp ăn tập thể luôn phải đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh để đảm bảo sức khỏe của người ăn.
Tại sao phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể?
- Đứng trước thực trạng số vụ ngộ độc thực phẩm tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là do thời gian vận chuyển thức ăn từ nơi nấu tới địa điểm ăn quá dài, cộng thêm phương tiện di chuyển cũng không đảm bảo. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho mọi người, Bộ Y tế đã ban hành quy định cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở cung cấp thức ăn cho các đơn vị như trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, xí nghiệp. Bên cạnh đó, bộ phận thanh kiểm tra sẽ tăng cường giám sát hoạt động của những bếp ăn tập thể này.
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Quy định này nhằm quản lý và hạn chế các mối nguy hại từ ngoài vào trong thực phẩm, đảm bảo chất lượng phục vụ và sức khỏe cho tập thể ăn uống không có ngộ độc xảy ra. Theo đó tất cả các bếp ăn tập thể phải tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ quan chức năng sẽ cấp chứng nhận cơ sở đủ kiều kiện An toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể đảm bảo an toàn theo các tiêu chí Nhà nước ban hành.
Điều kiện cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể
1. Điều kiện chung của cơ sở làm bếp ăn:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Điều kiện nơi chế biến:
- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
3. Điều kiện khu bảo quản:
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
- Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
- Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
- Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
4. Điều kiện vận chuyển:
- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
5. Điều kiện khu ăn uống:
- Phải thoáng mát;
- Có đủ bàn ghế và thường xuyên phải bảo đảm sạch sẽ;
- Có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh;
- Phải có bồn rửa tay, số lượng ít nhất phải có 01 (một) bồn rửa tay cho 50 người ăn;
- Phải có nhà vệ sinh, số lượng ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người ăn.
Thành phần hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.
Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể
Câu 1: Công ty tôi có địa chỉ trụ sở chính tại quận Hà Đông thành phố Hà Nội, nay công ty mở bếp ăn tại quận Thanh Xuân, vậy trước khi xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể, công ty có cần thành lập đơn vị phụ thuộc tại quận Thanh Xuân hay không?
- Trong trường hợp này, công ty cần phải lập đơn vị phụ thuộc tại nơi đặt bếp ăn tập thể. Bởi theo quy định của pháp luật, khi có hoạt động sản xuất ngoài trụ sở chính thì doanh nghiệp phải lập đơn vị phụ thuộc. Để đơn giản nhất, khách hàng có thể thành lập địa điểm kinh doanh. Luật tư vấn P&P với nhiều năm kinh nghiệp về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm và doanh nghiệp sẽ cung cấp tới khách hàng thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh một cách nhanh gọn chính xác nhất
Câu 2: Thời hạn của Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể là bao lâu?
- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh bếp ăn tập thể có hiệu lực trong thời gian 3 năm.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Thủ tục cấp lại giống như thủ tục cấp mới giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể
Câu 3: Sau khi cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể, cơ quan nhà nước có tiến hành kiểm tra trực tiếp cơ sở hay không?
- Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 43/2018/TT-BCT, Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận. Số lần kiểm tra không quá 01 lần/năm
- Việc kiểm tra nhằm mục đích để xác định xem cơ sở có duy trì các điều kiện cấp phép hay không và cũng nhằm răn đe các cơ sở phải sản xuất, kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể
- Soạn thảo hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể
- Nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể
- Gặp gỡ và trao đổi với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể
- Bàn giao kết quả cho khác hàng khi thực hiện xong thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tập thể
Liên hệ với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com