Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Để có thể xin cấp được CFS, cơ sở phải nắm rõ quy trình và thành phần hồ sơ theo quy định của pháp luật. Do đó, không ít cơ sở lúng túng khi thực hiện xin giấy chứng nhận này. Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn như sau:
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 91/2018/NĐ-CP
- Luật quản lý ngoại thương
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Cồn diệt khuẩn là gì?
- Cồn diệt khuẩn là chế phẩm diệt khuẩn có thành phần chính là Ethanol, có tác dụng sát trùng vết thương, vệ sinh tiệt trùng đồ dùng gia dụng, đốt làm chín thực phẩm.
- Việc xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn có thể thực hiện theo hai hướng:
+ Đối với sản phẩm cồn là trang thiết bị y tế chuyên dụng trong y tế, thủ tục xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS được thực hiện theo quy định tại Nghị định 36/2018/NĐ-CP Về quản lý trang thiết bị y tế.
+ Đối với sản phẩm cồn dùng trong cả y tế và gia dụng, thủ tục xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS thực hiện theo quy định của Nghị định 69/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương.
Tại sao phải xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn?
- Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 69//NĐ-CP, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan. Hơn nữa, cồn diệt khuẩn (Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế) thuộc vào mục VII Phụ lục II Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ y tế. Do đó, khách hàng cần thực hiện xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cho cồn diệt khuẩn nếu muốn xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
- Ngoài ra, việc xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cho cồn diệt khuẩn đem lại nhiều lợi ích cho sản phẩm bởi CFS là một căn cứ để nhà nhập khẩu có thể tin tưởng vào chất lượng sản phẩm bạn, sản phẩm của bạn sẽ có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường so với những sản phẩm không có CSF.
Điều kiện để xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn là gì?
Để có thể xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn, cần có các điều kiện sau:
- Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.
- Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Tức bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối cồn diệt khuẩn phải phù hợp với quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, cơ quan quản lý ngoại thương có thể yêu cầu cơ sở phải kiểm nghiệm sản phẩm để chắc chắn sản phẩm không phải là trang thiết bị y tế thì mới có thể cấp CFS xuất khẩu.
Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Trình tự thủ tục
Quy trình thực hiện
- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.
- Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.
- Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.
Thẩm quyền
- Cồn diệt khuẩn là hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế thuộc vào mục 1 - Phụ lục V của Nghị định 69/2018/NĐ- CP. Do đó, thẩm quyền Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn thuộc về Bộ y tế.
Thời gian
- Từ 03-05 ngày làm việc
Câu hỏi khách hàng thường đặt ra khi xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn
Câu 1: Trong quá trình xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho công diệt khuẩn, cơ quan nhà nước có thực hiện việc kiểm tra tại cơ sở không?
- Theo Điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, việc kiểm tra tại cơ sở chỉ thực hiện khi cơ quan cấp CFS nhận thấy hồ sơ xin CFS chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó. Do đó, không phải mọi trường hợp cơ quan nhà nước đều kiểm tra tại cơ sở.
Câu 2: Khi xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn, cơ sở được phép xuất khẩu sản phẩm đi bao nhiêu quốc gia trên thế giới?
- Khi xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn, khách hàng muốn xuất khẩu hàng đi nước nào thì sẽ phải kê khai trong văn bản đề nghị cấp CFS và chỉ được xuất đi những nước đã kê khai
- Số lượng Giấy chứng nhận CFS được cấp theo yêu cầu của thương nhân nên không giới hạn số lượng.
Câu 3: Công ty tôi muốn xuất khẩu chế phẩm cồn diệt khuẩn sang các nước châu Phi, vậy sau khi xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn, công ty cần làm thủ tục gì để có thể nhập khẩu sản phẩm vào thị trường các nước châu Phi
- Sau khi xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho cồn diệt khuẩn, để sản phẩn nhập khẩu vào thị trường châu Phi, công ty cần thực hiện qua hai bước:
+ Bước 1: Thực hiện thủ tục tại Hải quan để thông quan sản phẩm. Thủ tục thông quan được thực hiện theo Luật hải quan và các văn bản có liên quan. Nếu có vướng mắc khi thực hiện thông quan, khách hàng có thể liên hệ với Luật tư vấn P&P để được hỗ trợ.
+ Bước 2: Thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước nhập khẩu sản phẩm để được phép đưa sản phẩm vào thị trường châu Phi.
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com