Vấn đề về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Trong đó có vấn đề được thắc mắc rất nhiều là điều kiện vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng phương tiện cơ giới đường bộ.
Vấn đề về điều kiện vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng phương tiện cơ giới đường bộ chúng tôi xin gọi tắt là Điều kiện vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng để chúng tôi phân tích dưới đây
Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng điều kiện vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng
Cơ sở pháp lý
- Luật hóa chất 2007
- Nghị định 91/2016/NĐ-CP
- Nghị định 71/2019/NĐ-CP
- Thông tư 09/2016/TT-BKHCN
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là gì?
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự
Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị Định 91/2016/NĐ-CP
- Hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn là hóa chất có chứa hoạt chất diệt côn trùng, diệt khuẩn ở dạng kỹ thuật dùng để gia công chế biến thành chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (sau đây gọi tắt là hóa chất)
- Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn là sản phẩm có chứa hoạt chất diệt côn trùng, diệt khuẩn, có tên thương mại riêng và được sử dụng trực tiếp để diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (sau đây gọi tắt là chế phẩm)
- Hoạt chất là chất có hoạt tính diệt côn trùng, diệt khuẩn
Vì sao phải đáp ứng điều kiện vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng?
- Đây là quy định bắt buộc của phát luật về điều kiện vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng phương tiện cơ giới
- Nếu không đáp ứng các điểu kiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 44 Nghị định 71/2019/NĐ-CP:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển hóa chất, chế phẩm của phương tiện vận chuyển
Không đảm bảo yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa hoặc công-ten-nơ trong quá trình vận chuyển
Vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chung với lương thực, thực phẩm hàng giải khát, thuốc chữa bệnh và các hàng hóa vật tư tiêu dùng khác
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn đối với hành vi vi phạm
Phương tiện vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hóa chất, chế phẩm khi vận chuyển
- Có che phủ kín toàn bộ khu vực hóa chất, chế phẩm bảo đảm không thấm nước trong quá trình vận chuyển
- Kích thước của biểu trưng hàng nguy hiểm dán trên phương tiện là 500 mm x 500 mm
Điều kiện vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng đối với bao bì, thùng chứa hoặc công-ten-nơ
- Phải được bao gói phù hợp với từng loại hóa chất, chế phẩm theo đúng quy định
- Phải được dán hình tượng biểu thị tính chất vật lý của hóa chất, chế phẩm. Kích thước của hình tượng biểu thị tính chất vật lý của hóa chất, chế phẩm là 100 mm x 100 mm đối với mỗi thùng đựng hóa chất, chế phẩm và dán trên công-ten-nơ là 250 mm x 250 mm.
- Đối với hóa chất, chế phẩm thuộc danh mục hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất, phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Kích thước của biểu trưng nguy hiểm là 100 mm x 100 mm đối với mỗi thùng đựng hóa chất, chế phẩm và dán trên công-ten-nơ là 250 mm x 250 mm. Phải có báo hiệu nguy hiểm ở vị trí phía dưới biểu trưng hàng nguy hiểm. Kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300 mm x 500 mm
Điều kiện vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng trong qua trình vận chuyển
- Trong quá trình vận chuyển hóa chất, chế phẩm người điều khiển phương tiện vận chuyển phải di chuyển theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa.
- Trường hợp xảy ra sự cố hóa chất trong quá trình vận chuyển, người điều khiển phương tiện, chủ hàng, chủ phương tiện phải áp dụng các biện pháp kịp thời để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố, đồng thời thông báo cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cơ quan, cơ sở có liên quan, chính quyền địa phương nơi gần nhất để phối hợp ứng phó và khắc phục sự cố
Nguyên tắc vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng phương tiện cơ giới
- Việc vận chuyển hóa chất, chế phẩm thuộc danh mục hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất, ngoài việc thực hiện quy định tại Nghị định này, phải tuân thủ quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm.
- Không được vận chuyển các hóa chất, chế phẩm có khả năng phản ứng với nhau trên cùng một phương tiện về vận chuyển hàng nguy hiểm.
Chú ý: Việc vận chuyển hóa chất, chế phẩm thuộc danh mục hóa chất nguy hiểm ngoài đáp ứng các điều kiện trên còn phải xin giấy phép vận chuyển theo quy định
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
Các đặc tình nguy hiểm của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng nguy hiểm phải xin giấy phép vận chuyển
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Hóa chất 2007 Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất:
- Dễ nổ
- Ôxy hóa mạnh
- Ăn mòn mạnh
- Dễ cháy
- Độc cấp tính
- Độc mãn tính
- Gây kích ứng với con người
- Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư
- Gây biến đổi gen
- Độc đối với sinh sản
- Tích luỹ sinh học
- Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ
- Độc hại đến môi trường
Quy trình thực hiện xin giấy phép vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng
Hồ sơ xin giấy phép vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
- Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành
- Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm
- Giấy phép Điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người Điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm
- Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, tổ chức, cá nhân phải nộp kèm theo bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, trong đó nêu chi Tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát, trọng tải);
- Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động - vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo quy định tại
- Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;
- Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm theo
- Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường
Thẩm quyền: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ
Thời gian:
- Thời gian nhận kết quả: trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân
- Thời hạn của giấy phép: Việc vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thời giạn được chia là thời kỳ vận chuyển hoặc theo lô hàng cần vận chuyển
+ Đối với Giấy phép vận chuyển cấp theo thời kỳ vận chuyển: thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không quá 12 tháng kể từ ngày cấp
+ Đối với Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển: Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển
Cách thức nộp hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp
Thu Giấy phép vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng
Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong các trường hợp sau:
- Tổ chức, cá nhân đã bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm
- Có hành vi vi phạm bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc kinh doanh vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc vi phạm về quản lý chất lượng hàng nguy hiểm từ 02 (hai) lần trở lên
- Cho thuê, cho mượn hoặc tự ý sửa đổi nội dung trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp
- Thực hiện không đúng nội dung quy định trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
- Để xảy ra sự cố hóa chất do lỗi của tổ chức, cá nhân gây ra trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm từ 01 (một) lần trở lên và bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Có văn bản đề nghị không tiếp tục thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm
Một số vấn đề khách hàng quan tâm về điều kiện vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng
Khách hàng hỏi: Cho tôi hỏi quy định của pháp luật về yêu cầu về bao bì của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng phương tiện cơ giới?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 91/2016/NĐ-CP thì bao gói phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Chất lượng bao gói cần phải đủ độ bền chắc để có thể chịu được va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới
- Bao gói phải kết cấu đủ kín để bảo đảm không làm rò rỉ chế phẩm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất
- Phía bên ngoài bao gói phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào
Khách hàng hỏi: Một chế phẩm muôn lưu hành phải đáp ứng điều kiện gì?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 91/2016/NĐ-CP khi lưu hành chế phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có số đăng ký lưu hành
- Được dán nhãn hoặc có kèm theo nhãn phụ với đầy đủ các thông tin theo quy định tại Nghị định này
- Các chế phẩm được cấp số đăng ký lưu hành được sản xuất trước ngày số đăng ký lưu hành hết hiệu lực nhưng cơ sở đăng ký không tiếp tục đăng ký gia hạn thì số đăng ký lưu hành vẫn được phép lưu hành trên thị trường sau khi số đăng ký lưu hành cũ hết hạn cho đến khi hết hạn dùng ghi trên nhãn chế phẩm
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com