Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Dịch vụ kế toán cho công ty mới thành lập

Công ty mới thành lập cần làm những dịch vụ kế toán gì? Công ty mới thành lập chưa phát sinh doanh thu thì có cần phải thuê dịch vụ kế toán không?

Nếu không có một nhân viên kế toán để thực hiện các thủ tục sau doanh nghiệp đối với công ty mới thành lập thì bạn sẽ mất khá nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính ( Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký tài khoản ngân hàng tại Sở kế hoạch – đầu tư; hóa đơn, kê khai thuế, mua token,...).

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp thì dịch vụ kế toán cho công ty mới thành lập chúng tôi sẽ thực hiện trọn gói cho toàn bộ các công việc trên.

Công việc dịch vụ kế toán cho công ty mới thành lập thì làm những công việc gì?


1. Mở tài khoản ngân hàng – đăng ký tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư

Phải mở tài khoản ngân hàng thì mới nộp được tiền thuế môn bài ( Vì hiện nay hầu như tất cả các cơ quan thuế đều yêu cầu thu tiền thuế điện tử).

Ngoài ra những hóa đơn từ 20tr trở lên thì phải chuyển khoản thì mới được đưa vào chi phí và khấu trừ thuế GTGT ( Nên việc mở tài khoản ngân hàng chúng tôi thấy rất cần thiết, công ty nên mở các sớm càng tốt).

2. Chữ ký số (token)

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính... mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty. Gần đây chữ ký số còn có thể giao dịch trong lĩnh vực kê khai bảo hiểm xã hội.

Chữ ký số ( token điện tử) là thiết bị không thể thiếu của doanh nghiệp. Không có chữ ký số, doanh nghiệp không thể khai báo thuế ban đầu và nộp lệ phí môn bài.

Dịch vụ kế toán cho công ty mới thành lập Luật P&P sẽ hỗ trợ tư vấn lựa chọn mua chữ ký số ( token) doanh nghiệp ở các đơn vị ưu tín và giá thành hợp lý.

Sau khi đã có: giấy phép kinh doanh, con dấu ( đã bao gồm thủ tục thông báo mẫu dấu), Tài khoản ngân hàng, Chữ ký số các bạn làm theo trình tự như sau:

3. Kê khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài

 

Trường hợp

Thời hạn khai lệ phí

Thời hạn nộp lệ phí môn bài

Doanh nghiệp

Khai lệ phí môn bài một lần khi doanh nghiệp mới ra hoạt động kinh doanh

Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bất đầu hoạt động sản xuất kinh doanh

Chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm

Trường hợp doanh nghiệp mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài

Cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh...

 

Mức nộp lệ phí môn bài

STT

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư

Lệ phí môn bài (VNĐ)

1

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng

03 triệu đồng/năm

2

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống

02 triệu đồng/ năm

3

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

01 triệu đồng/ năm

 

Lưu ý:

Những doanh nghiệp thành lập 06 tháng đầu năm: Phải nộp thuế môn bài cả năm.

Doanh nghiệp nào thành lập 06 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Sẽ phải nộp 50% số thuế môn bài cho 1 năm.

3. Lựa chọn hóa đơn sử dụng

Dịch vụ kế toán cho công ty mới thành lập của Luật P&P sẽ tư vấn cho công ty phải lựa chọn kê khai thuế Giá trị giá tăng (GTGT) theo phương pháp nào? -) Từ đó mới lựa chọn được loại hóa đơn sử dụng?

Ví dụ: Bạn lựa chọn DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì sẽ sử dụng hóa đơn GTGT ---) Hiện nay, đa số các cơ quan thuế yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử ( từ ngày 1/11/2020 bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử).

Sau khi có hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp muốn sử dụng thì phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn ( nếu không làm thủ tục phát hóa đơn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 6.000.000 – 18.000.000 đồng tùy từng trường hợp).

Nếu doanh nghiệp kê khai GTGT theo pp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng ---) Hóa đơn bán hàng thì sẽ lên Chi cục thuế quản lý DN để làm thủ tục mua hóa đơn.

Khi đã thông báo phát hành hóa đơn hoặc mua bán hóa đơn bán hàng của Chi cục thuế --) Thì hàng Quý DN phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ( thời hạn nộp BC SDHĐ theo Quý cũng như tờ khai thuế GTGT)

4. Kê khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT); TNCN;TNDN

Thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Có 2 phương pháp kê khai thuế GTGT là khấu trừ và Trực tiếp

Có 2 kỳ kê khai là theo tháng và theo quý

= ) công ty mới thành lập thông thường sẽ kê khai theo quý và kê khai theo phương pháp trực tiếp (Nếu muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ thì phải đăng ký).

Ví dụ: Nếu công ty mới thành lập muốn kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ thì nộp mẫu tờ khai thuế GTGT 01/GTGT--) Hạn chậm nhất là hạn nộp tờ khai GTGT kỳ đầu tiên.

Công ty mới thành lập ngày 01/02/2020 thì tức là thành lập vào Quý 1 thì tờ khai GTGT (kỳ đầu tiên) hạn nộp muộn nhất sẽ là ngày 30/04/2020.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.

Có 2 kỳ kê khai là theo tháng theo quý

Lưu ý: Nhưng quy định công ty mới thành lập kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quý thì thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cũng nộp kê khai theo quý.

Các khoản giảm trừ:

a) Giảm trừ gia cảnh:

Từ ngày 1/1/2020 – Đến ngày 30/6/2020 thì mức giảm trừ như sau:

-Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/ năm.

-Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/ tháng.

Từ ngày 1/07/2020 trở đi thì mức giảm trừ như sau:

-Đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/ tháng, 132 triệu đồng/năm.

-Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/ tháng (Phải đăng ký và được  cấp MST người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh).

b) Giảm trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc

BHXH (8%)

BHTN (1%)

BHYT (1,5%)

c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Phải có tài liệu chứng minh từ các tổ chức hợp pháp.

Ví dụ: Thu nhập của anh Nguyễn Văn A được 15 tr/1 tháng ( không có người phụ thuộc) --) thì Anh A thuộc diện phải đóng TNCN.

Giảm trừ đối với người nộp thuế từ 01/07/2020: 11tr

Giảm trừ cho người phụ thuộc ( không có ai): 0 tr

Giảm trừ bảo hiểm bắt buộc: 10,5%*15tr = 1,575,000 đồng

Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập - thu nhập được giảm trừ = 15tr - ( 11tr + 0tr + 1,575tr) =2,425tr.

Thuế thu nhập cá nhân anh Nguyễn Văn A = 2,425tr*5% ( thuế suất)= 121,250 đồng

Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Chưa có định nghĩa cụ thể về Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là gì? Tuy nhiên dựa trên các quy định tại các Nghị định thì chúng ta có thể hiểu thuế TNDN như sau:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định pháp luật.

Hàng quý căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của quý ( không phải nộp Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý).

Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo.

Nếu tổng số tiền thuế TNDN tạm nộp mà thấp hơn số tiền thuế phải nộp theo Quyết toán từ 20% trở lên thì sẽ bị phạt chậm nộp.

Ví dụ: Bạn thành lập doanh nghiệp vào ngày 01/02/2020 ( tức quý 1) , có phát sinh doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh --) Thì hạn nộp Tiền thuế TNDN tạm tính quý 1/2020 chậm nhất là ngày 30/04/2020.

5. Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp khấu hao TSCĐ

Có 3 chế độ kế toán là

Chế độ kế toán theo Thông tư 200 áp dụng cho DN lớn

Chế độ kế toán theo Thông tư 133 áp dụng cho DN vừa và nhỏ

Chế độ kế toán theo Thông tư 132 áp dụng cho DN siêu nhỏ

Bạn phải xác định được quy mô của DN để lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp để Hạch toán sổ sách kế toán mới đúng.

Thông thường hiện nay các công ty mới thành lập của Việt Nam chủ yếu là chọn chế độ kế toán theo Thông tư 133 áp dụng cho DN vừa và nhỏ.

Trường hợp muốn thay đổi chế độ kế toán thì phải có thông báo cho cơ quan thuế và thực hiện nhất quán trong năm tài chính.

Đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ (nếu doanh nghiệp có TSCĐ):

Có 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ :

-Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng ( Thường lựa chọn pp này).

-Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

-Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện”

6. Lao động và BHXH

- Báo cáo phải nộp cho Phòng (sở) Lao động thương binh xã hội (DN phải báo cáo tình hình sử dụng lao động, cách xây dựng thang bảng lương ).

- Cơ quan bảo hiểm xã hội: Ký hợp đồng lao động đủ từ 1 tháng trở lên --) Thì doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc

- Nộp kinh phí công đoàn.

Trường hợp nộp chậm các hồ sơ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN thì có bị phạt không?


Căn cứ Thông tư 166/2013/TT-BTC Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).

3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.

4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.

6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).

d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

7. Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

8. Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.

9. Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này.

Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.

Những câu hỏi thường gặp của khách hàng?


Khách hàng hỏi: Trường hợp Công ty mới thành lập không phát sinh gì thì có phải nộp tờ khai thuế GTGT không?

Chúng tôi trả lời: Trường hợp Công ty mới thành lập không phát sinh gì thì có phải nộp tờ khai thuế GTGT đúng thời hạn theo quy định pháp luật.

Ví dụ: Công ty bạn thành lập 1/7/2020 ( tức quý 3 năm 2020) ---) trong quá trình hoạt động kinh doanh quý này công ty không phát sinh hoạt động gì thì công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT (hạn cuối là ngày 30/10/2020).

Khách hàng hỏi: Sử dụng dịch vụ kế toán cho công ty mới thành lập của Luật P&P, công ty có cam kết giải trình với cơ quan thuế khi có phát sinh và chịu trách nhiệm với cơ quan thuế cho doanh nghiệp không?

Chúng tôi trả lời:

Chúng tôi làm việc trên hợp đồng dịch vụ 2 bên ký kết: trong văn bản công ty sẽ cam kết giải trình với cơ quan thuế khi có phát sinh và chịu trách nhiệm với cơ quan thuế các phần báo cáo, sổ sách thuế mà nhân viên công ty thực hiện.

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523 

Email: lienheluattuvan@gmail.com  

 

 

 

 

 

Đối tác chiến lược