Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc

Địa điểm kinh doanh là một hình thức mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi muốn mở rộng quy mô sản xuất. Việc thành lập địa điểm kinh doanh không phải khó nhưng cũng là thủ tục cần có nhiều lưu ý khi thực hiện.

Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới Quý khách hàng thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc như sau:

 

Căn cứ pháp lý


- Luật doanh nghiệp 2014

- Nghị định 78/2015/NĐ-CP

- Nghị định 50/2016/NĐ-CP

Tại sao nên đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc?


- Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

- Đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc có rất nhiều ưu điểm như sau:

+ Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.

+ Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000 VNĐ.  

+ Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng

+ Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu.

Địa điểm kinh doanh nếu không đăng ký hoạt động thì bị xử phạt như thế nào?


­- Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

- Hơn nữa, theo quy định tại Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.

Các trường hợp đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc


- Pháp luật hiện quy định các trường hợp đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc

+ Doanh nghiệp Việt Nam có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài, nếu thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì áp dụng theo quy định Luật doanh nghiệp 2014, nếu thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài thì áp dụng theo pháp luật nước ngoài.

+ Thương nhân nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam thì áp dụng theo các quy định của Luật Thương mại

- Trong phạm vi bài viết này, Luật tư vấn P&P chỉ tập trung phân tích thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc của doanh nghiệp Việt Nam.

Những lưu ý khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc


Tên của địa điểm kinh doanh nên đặt như thế nào?

- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh. Tên địa điểm kinh doanh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do địa điểm kinh doanh phát hành.

- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

VD: địa điểm kinh doanh của công ty TNHH luật tư vấn P&P Việt Nam sẽ có tên là: địa điểm kinh doanh công ty TNHH luật tư vấn P&P Việt Nam.

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai?

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người do doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm để quản lý, điều hành hoạt động của địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của địa điểm kinh doanh trước ban lãnh đạo công ty.

Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc


- Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu bản sao y công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

- Văn bản ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc (nếu có)

Trình tự thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc


Quy trình thực hiện

Theo quy định tại Điều 37 nghị định 78/2015/NĐ-CP quy trình đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc như sau:

- Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phòng đại diện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Thẩm quyền         

Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa điểm kinh doanh

Thời gian

- Từ 03-05 ngày làm việc

Câu hỏi khách hàng gặp phải khi thực hiện đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc


Câu 1: Địa điểm kinh doanh có mã số thuế không?

- Sau khi thành lập, địa điểm kinh doanh sẽ không được cấp mã số thuế mà được cấp mã số của đơn vị phụ thuộc, mã số này gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999.

Câu 2: Chi nhánh có thể thành lập địa điểm kinh doanh được hay không?

- Khi đăng ký thành lập chi nhánh sẽ có mục Chi nhánh chủ quản đối với trường hợp đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Do đó, chi nhánh có thể thành lập địa điểm kinh doanh để tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Câu 3: Địa điểm kinh doanh có thể đặt ở ngoài địa chỉ trụ sở chính được không?

Theo nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2018, quy định: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính”. Như vậy, hiện nay không bắt buộc lập địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính, tạo điều kiện doanh nghiệp có thể tự do thực hiện lập địa điểm kinh doanh theo nhu cầu doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty.

Câu 4: Sau khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh có cần treo biển cho địa điểm kinh doanh không

- Địa điểm sau khi thành lập sẽ phải treo biển gắn tên doanh nghiệp và tên địa điểm kinh doanh tại trụ sở của địa điểm kinh doanh. Bởi theo Điểm c Khoản 2 Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh”.

Câu 5: Sau khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc có cần kê khai và nộp lệ phí môn bài không?

- Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 136/2016/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh thuộc đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.

- Mức nộp lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh là: 1.000.000 đồng/năm.

- Thời gian kê khai lệ phí môn bài là Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Trường hợp tổ chức mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài

- Nơi kê khai lệ phí môn bài: Nếu địa điểm kinh doanh có trụ sở ở cùng tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp. Nếu địa điểm kinh doanh có trụ sở ở khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp thì địa điểm kinh doanh tự nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho chi cục thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh

Khách hàng cần cung cấp


Thông tin cần cung cấp: Mã số doanh nghiệp; Tên địa điểm kinh doanh dự định thành lập; Địa chỉ trụ sở địa điểm kinh doanh, Nội dung, phạm vi hoạt động của địa điểm kinh doanh, ; Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

- Tài liệu cần cung cấp: Bản sao giấy tờ tùy thân hợp pháp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký thành địa điểm kinh doanh tại Vĩnh Phúc

- Nhận tài liệu từ quý khách

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

- Thực hiện khắc con dấu và thông báo mẫu dấu cho khách hàng

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: lienheluattuvan@gmai.com

Đối tác chiến lược