Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Có bắt buộc phải dán nhãn năng lượng không ?

Theo quy đinh của pháp luật hiện hành không phải tất cả các sản phẩm đưa ra thị trường đều phải dán nhãn năng lượng mà chỉ các sản phẩm thuộc danh mục bắt buộc phải dán nhãn năng lượng mới cần thực hiện thủ tục này.

Có bắt buộc phải dán nhãn năng lượng không ?

1. Cơ sở pháp lý

- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;

- Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Căn cứ thông tư s 36/2016/TT-BCT quy định cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương;

- Quyết định số: 04/2017/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 09 tháng 3 năm 2017

2. Luật sư trả lời

Dán nhãn năng lượng thực chất là việc dán nhãn (tem) cung cấp thông tin về độ tiết kiệm năng lượng lên chính thiết bị, sản phẩm khi đưa sản phẩm đó ra thị trường.

Nhãn năng lượng giúp người tiêu dùng hiểu biết về mức tiêu thu năng lượng sản phẩm mà mình mua và sử dụng so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường, giúp nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc cải tiến sản phẩm đồng thời những thông tin này cũng tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa các nhà sản xuất

Theo quy đinh của pháp luật hiện hành không phải tất cả các sản phẩm đưa ra thị trường đều phải dán nhãn năng lượng mà chỉ các sản phẩm thuộc danh mục bắt buộc phải dán nhãn năng lượng mới cần thực hiện thủ tục này.

 

Theo quy định tại Điều 1- Quyết định số: 04/2017/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 09 tháng 3 năm 2017 có quy định cụ thể danh mục phương tiện, thiết bị các sản phẩm phải thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu bao gồm các nhóm sản phẩm sau đây:

- Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.

- Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.

- Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.

- Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.

Và các sản phẩm trong từng các nhóm thiết bị, phương tiện trên, có những sản phẩm được chính phủ quy định về lộ trình thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng cụ thể tại Điều 2- Quyết định số: 04/2017/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 09 tháng 3 năm 2017 về Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng, nội dung cụ thể như sau:

Điều 2. Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng

1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp

a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy git lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện;

b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đi với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ;

c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.

2. Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại

a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại;

b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in;

c) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy tính xách tay đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;

d) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đi với máy tính xách tay từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

3. Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới):

a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống;

b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;

c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

4. Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định này

Như vậy, trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường, Các doanh nghiệp cần lưu ý đến sản phẩm của mình xem có thuộc đối tượng bắt  buộc phải xin dán nhãn năng lượng hay không để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lienheluattuvan@gmail.com hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí - Số điện thoại liên hệ 0989869523

Đối tác chiến lược