Việt Nam là một trong nước có ngành nông nghiệp phát triển vì vậy các hoạt động kinh doanh đến nông nghiệp cũng rất phát triển trong đó có sản xuất nông sản. Vậy để thành lập công ty sản xuất nông sản cần phải thực hiện như thế nào? Quy trình thực hiện là gì? Để thành lập công ty sản xuất nông sản được, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty sản xuất nông sản tại Luật P&P.
Hướng dẫn cách lựa chọn loại hình công ty sản xuất nông sản phù hợp
Khi thành lập công ty sản xuất nông sản Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong loại hình sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Công ty cổ phần là công ty có số lượng cổ đông trong công ty tối thiểu là 03, và không giới hạn số lượng tối đa. Vốn của công ty được chia làm nhiều phần tương ứng với số vốn góp của các thành viên. Cổ đông công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Công ty sản xuất nông sản được đặt tên như thế nào?
- Tên công ty TNHH một thành viên được cấu thành từ hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.
+ Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”
+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Doanh nghiệp không được đặt tên trùng và nhầm lẫn như sau:
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Công ty sản xuất nông sản được đặt trụ sở ở đâu?
- Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Khi đặt địa chỉ trụ sở công ty cần cung cấp thông tin chi tiết đến số nhà, ngõ, phố (thôn, xóm), phường (Quận, Huyện), tỉnh (Thành phố).
- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như: Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...
Công ty sản xuất nông sản được chọn người đại diện theo pháp luật như thế nào?
Người đại diện pháp luật là người có vai trò quan trọng trong công ty, là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Vị trí người đại diện pháp luật này có thể để cho chủ doanh nghiệp, giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hay người quản lý đảm nhận. Một doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện tùy vào loại hình công ty và người đại diện có thể thay đổi sau khi thành lập công ty.
Công ty sản xuất nông sản yêu cầu số vốn điều lệ như thế nào?
- Về số vốn: Sản xuất nông sản là ngành nghề kinh doanh không đặt ra quy định về số vốn pháp định cho công ty, vì vậy khi thành lập công ty sản xuất nông sản Doanh nghiệp có thể lựa chọn số vốn điều lệ phù hợp với nhu câu.
- Về thời hạn góp vốn: Đối với các ngành nghề kinh doanh bình thường không có điều kiện thì thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tài sản góp vốn: có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Công ty sản xuất nông sản cần đăng ký những ngành nghề kinh doanh nào?
Doanh nghiệp có thể tham khảo một số ngành nghề kinh doanh liên quan đến sản xuất nông sản.
1010: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
1020: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
1030: Chế biến và bảo quản rau quả
1040: Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật
1050: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
1060: Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
1076: Sản xuất chè
1077: Sản xuất cà phê
1079: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
1621: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác
1622: Sản xuất đồ gỗ xây dựng
1623: Sản xuất bao bì bằng gỗ
1629: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
Sản xuất nông sản là ngành nghề kinh doanh rất rộng vì vậy ngoài những ngành nghề liệt kê phía trên, Doanh nghiệp có thể bổ sung các ngành nghề kinh doanh khác phù hợp với nhu cầu hoạt động trực tiếp của Doanh nghiệp theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Các bước thành lập công ty sản xuất nông sản
1. Bước 1 thành lập công ty sản xuất nông sản tại cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ thành lập công ty sản xuất nông sản
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Giấy ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ và các giấy tờ pháp lý như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ.
Quy trình thực hiện thành lập công ty sản xuất nông sản
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ phía trên
Bước 2: Nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh
Phòng đăng ký kinh doanh nơi Công ty đặt trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Bước 3: Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ thành lập công ty sản xuất nông sản
Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trường hợp hồ sơ bị thông báo, Doanh nghiệp sẽ thực hiện thay đổi, bổ sung hồ sơ và thời gian sẽ được tính lại từ đầu.
Bước 4: Nhận kết quả.
2. Bước 2 Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất nông sản
Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nông sản
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Các bước xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nông sản.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn phía trên
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thì hồ sơ không còn giá trị.
Bước 4: Thành lập đoàn thẩm định trực tiếp tại cơ sở sản xuất
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.
- Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm.
- Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày kể từ ngày có biên bản thẩm định. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo mẫu và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại.
- Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị.
- Trường hợp kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
Bước 5: Nhận kết quả
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo mẫu.
Vướng mắc khi thành lập công ty sản xuất nông sản
Câu hỏi: Sau khi thành lập công ty sản xuất nông sản tại Phòng đăng ký kinh doanh thì tôi cần phải làm gì để được hoạt động?
Theo quy định thì sản xuất nông sản là ngành nghề kinh doanh cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi tiến hành sản xuất. Do đó, Quý khách phải thực hiện thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nông sản của mình.
Câu hỏi: Ngoài xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì tôi có thể thực hiện thủ tục khác để thay thế được không?
Theo quy định thì nếu cơ sở có Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 thì sẽ không cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng phải có các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tương ứng.
Câu hỏi: Khi thành lập công ty sản xuất nông sản có bắt buộc phải đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan không?
Theo quy định pháp luật thì Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động sản xuất trong phạm vi ngành nghề kinh doanh mình đã đăng ký. Trường hợp chưa có ngành nghề thì Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề đến cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, khi muốn hoạt động sản xuất nông sản thì công ty phải đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến sản xuất nông sản.
Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất nông sản của Luật P&P
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty sản xuất nông sản;
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục thành lập công ty sản xuất nông sản;
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thành lập công ty sản xuất nông sản;
- Nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất nông sản;
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất nông sản;
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng thủ tục thành lập công ty sản xuất nông sản.
Thông tin liên lạc với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com