Việt Nam có rất nhiều tỉnh tiếp giáp với biển vì vậy kinh doanh thủy, hải sản đã và đang là một trong những lĩnh vực rất tiềm năng, đem lại lợi nhuận cao. Kéo theo đó, nhu cầu thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản cũng sẽ rất nhiều, nhưng việc thành lập phải được tiến hành theo đúng quy định pháp luật. Để giúp Quý khách hàng thành lập được công ty, Luật P&P xin cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản.
1. Thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản
Tên gọi công ty kinh doanh thủy, hải sản
- Tên công ty TNHH một thành viên được cấu thành từ hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.
+ Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”
+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Doanh nghiệp không được đặt tên trùng và nhầm lẫn như sau:
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Địa chỉ kinh doanh thủy, hải sản được đặt ở những đâu?
- Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Khi đặt địa chỉ trụ sở công ty cần cung cấp thông tin chi tiết đến số nhà, ngõ, phố (thôn, xóm), phường (Quận, Huyện), tỉnh (Thành phố).
- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như: Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...
Ví dụ: Cách chọn trụ sở công ty đúng: " Số 09, Liền kề 22, khu đô thị Phú Lương, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam" --> Ghi rõ số nhà, phố, phường, Quận (Huyện), Tỉnh (Thành phố)
Người đại diện theo pháp luật của công ty kinh doanh thủy, hải sản
Người đại diện pháp luật là người có vai trò quan trọng trong công ty, là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Do đó, doanh nghiệp kinh doanh thủy, hải sản nên chọn một người đủ năng lực, khả năng, kinh nghiệm và có thể tin tưởng.
Vị trí người đại diện pháp luật này có thể để cho chủ doanh nghiệp, giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hay người quản lý đảm nhận. Một doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện tùy vào loại hình công ty và người đại diện có thể thay đổi sau khi thành lập công ty.
Ngành nghề công ty kinh doanh thủy, hải sản cần phải có
Công ty lựa chọn kinh doanh thủy, hải sản thì phải đăng ký ngành nghề đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. Căn cứ để lựa chọn ngành nghề kinh doanh là dựa vào Danh sách ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục I của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ, về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Cụ thể mã ngành nghề về kinh doanh thủy, hải sản như sau:
4632: Bán buôn thực phẩm
Chi tiết: Bán buôn thủy sản
4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
Chi tiết: Bán lẻ thủy sản trong các cửa hàng chuyên doanh
4781: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ
Chi tiết: Bán lẻ thủy sản tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ
Công ty kinh doanh thủy, hải sản cần chuẩn bị thành phần hồ sơ như thế nào?
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Giấy ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ và các giấy tờ pháp lý như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ.
Các bước đăng ký thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản
Bước 2: Nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh
Phòng đăng ký kinh doanh nơi Công ty đặt trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Bước 3: Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản
Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trường hợp hồ sơ bị thông báo, Doanh nghiệp sẽ thực hiện thay đổi, bổ sung hồ sơ và thời gian sẽ được tính lại từ đầu.
Bước 4: Nhận kết quả.
2. Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở kinh doanh thủy, hải sản
Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh thủy, hải sản
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Trình tự xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn phía trên
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thì hồ sơ không còn giá trị.
Bước 4: Thành lập đoàn thẩm định trực tiếp tại cơ sở kinh doanh
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.
- Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm.
- Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày kể từ ngày có biên bản thẩm định. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo mẫu và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại.
- Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị.
- Trường hợp kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
Bước 5: Nhận kết quả
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo mẫu.
Vướng mắc khi thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản
Câu hỏi: Khi tiến hành kinh doanh thủy, hải sản thì công ty tôi đã có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 thì có cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Theo quy định của pháp luật thì trường hợp cơ sở đã có Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 thì không cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó trong trường hợp này Quý khách hàng không cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Câu hỏi: Tôi đã thành lập công ty rồi nhưng hiện tại muốn kinh doanh thủy, hải sản mà chưa có ngành nghề liên quan thì cần phải làm gì?
Theo quy định pháp luật thì Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi ngành nghề công ty đã đăng ký. Vì vậy trong trường hợp này Quý khách hàng phải tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề liên quan đến kinh doanh thủy, hải sản nếu muốn hoạt động kinh doanh thủy, hải sản.
Câu hỏi: Tôi muốn hoạt động kinh doanh thủy, hải sản thì tôi cần thực hiện các thủ tục nào?
Nếu Quý khách muốn hoạt động kinh doanh thủy, hải sản thì cần phải thực hiện các thủ tục sau:
- Thành lập công ty có mã ngành nghề về kinh doanh thủy, hải sản
- Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh thủy, hải sản.
Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản của Luật P&P
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản;
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản;
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản;
- Nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản;
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản;
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng thủ tục thành lập công ty kinh doanh thủy, hải sản.
Thông tin liên lạc với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com