Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thành lập công ty kinh doanh cà phê

Cà phê là một trong những mặt hàng rất được ưa chuộng tại Việt Nam vì vậy việc các công ty kinh doanh cà phê được thành lập ngày càng nhiều là điều dễ hiệu. Tuy nhiên, việc thành lập công ty kinh doanh cà phê sẽ được tiến hành theo đúng quy định pháp luật. Vậy quy định của pháp luật về việc thành lập công ty như thế nào? Hồ sơ cần chuẩn bị là gì? Để giúp Quý khách hàng có thể thành lập công ty kinh doanh cà phê, Luật P&P xin cung cấp thông tin chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

 

Cần thực hiện những gì để kinh doanh cà phê


Để được kinh doanh cà phê thì Doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thành lập công ty có mã ngành nghề kinh doanh cà phê

Bước 2: Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cở sở kinh doanh cà phê

Bước 3: Thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm cà phê

1. Thủ tục thành lập công ty có mã ngành nghề kinh doanh cà phê


Hướng dẫn cách lựa chọn loại hình công ty kinh doanh cà phê phù hợp

Khi thành lập công ty sản xuất nông sản Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong loại hình sau:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

Công ty cổ phần là công ty có số lượng cổ đông trong công ty tối thiểu là 03, và không giới hạn số lượng tối đa. Vốn của công ty được chia làm nhiều phần tương ứng với số vốn góp của các thành viên. Cổ đông công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Công ty kinh doanh cà phê cần đặt tên như thế nào?

- Tên công ty TNHH một thành viên được cấu thành từ hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.

+ Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”

+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

- Doanh nghiệp không được đặt tên trùng và nhầm lẫn như sau:

+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Công ty kinh doanh cà phên cần lựa chọn địa điểm trụ sở chính như thế nào?

- Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Khi đặt địa chỉ trụ sở công ty cần cung cấp thông tin chi tiết đến số nhà, ngõ, phố (thôn, xóm), phường (Quận, Huyện), tỉnh (Thành phố).

- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như: Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...

Công ty kinh doanh cà phê cần tìm người đại diện theo pháp luật như thế nào?

Người đại diện pháp luật là người có vai trò quan trọng trong công ty, là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Vị trí người đại diện pháp luật này có thể để cho chủ doanh nghiệp, giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hay người quản lý đảm nhận. Một doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện tùy vào loại hình công ty và người đại diện có thể thay đổi sau khi thành lập công ty.

Công ty kinh doanh cà phê cần đăng ký những mã ngành nghề nào?

Nếu muốn kinh doanh cà phê thì doanh nghiệp cần đăng ký những ngành nghề sau:

4632: Bán buôn thực phẩm

Chi tiết: Bán buôn cà phê

4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết: Bán lẻ cà phê trong các cửa hàng chuyên doanh

Thành lập công ty kinh doanh cà phê cần chuẩn bị thành phần hồ sơ như thế nào?

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

 + Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Giấy ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ và các giấy tờ pháp lý như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ.

Trình tự thực hiện thành lập công ty kinh doanh cà phê

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty kinh doanh cà phê

Bước 2: Nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh

Phòng đăng ký kinh doanh nơi Công ty đặt trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Bước 3: Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ thành lập công ty kinh doanh cà phê

Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trường hợp hồ sơ bị thông báo, Doanh nghiệp sẽ thực hiện thay đổi, bổ sung hồ sơ và thời gian sẽ được tính lại từ đầu.

Bước 4: Nhận kết quả.

2. Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cở sở kinh doanh cà phê


Thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Các bước xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn phía trên

Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thì hồ sơ không còn giá trị.

Bước 4: Thành lập đoàn thẩm định trực tiếp tại cơ sở kinh doanh

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.

- Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm.

- Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày kể từ ngày có biên bản thẩm định. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo mẫu và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại.

- Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị.

- Trường hợp kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Bước 5: Nhận kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo mẫu.

3. Thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm cà phê


Thành phần hồ sơ khi thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm cà phê

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố.

- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nhãn sản phẩm, bản chụp sản phẩm.

- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Trình tự thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm cà phê

- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).”

- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh cà phê của Luật P&P


- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty kinh doanh cà phê;

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục thành lập công ty kinh doanh cà phê;

- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thành lập công ty kinh doanh cà phê;

- Nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh cà phê;

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh cà phê;

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng thủ tục thành lập công ty kinh doanh cà phê.

Thông tin liên lạc với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược