Các vấn đề liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội được rất nhiều người quan tâm. Trong đó có vấn đề được thắc mắc nhiều đó là người lao động làm việc bao lâu sẽ được đóng bảo hiểm xã hội. Vậy phát luật quy định như thế nào về vấn đề trên?
Để khách hàng hiểu rõ về vấn đề trên, bài viết sau Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng vấn đề người lao động làm việc bao lâu sẽ được đóng bảo hiểm xã hội
Cơ sở pháp lý
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Luật lao động 2012
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm xã hội gồm mấy loại?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội
Chú ý: Việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thì bảo hiểm đấy theo quy định của pháp luật là bảo hiểm xã hội bắt buộc
Vì sao phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
- Đây là quy định bắt buộc của pháp luật
- Bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
+ Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Mức phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng
+ Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng
Các hành vi bị cấm trong việc đóng bảo hiểm xã hội
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
Người lao động làm việc trong bao lâu thì sẽ được đóng bảo hiểm xã hội?
Theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
Theo quy định ở trên ta thấy khi người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì người lao động sẽ được đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Mức đóng bảo hiểm xã hội
Mức đóng đối với người lao động
- Người lao động đóng 8% trong các trường hợp sau đây:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018)
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
- Người lao động đóng 22% trong các trường hợp sau:
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
+ Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH
Mức đóng đối với người sử dụng lao động
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
Lưu ý: Đơn vị hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Vấn đề khách hàng thắc mắc về vấn đề người lao động làm việc bao lâu sẽ được đóng bảo hiểm xã hội
Khách hàng hỏi: Tôi kí hợp đồng lao động với một công ty vào ngày 20/06/2020. Tôi có được hưởng bảo hiểm xã hội của tháng 6 đó không?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”
Theo quy định ở trên thì thời gian đóng bảo hiểm của bạn không được tính từ tháng 06/2020, mà sẽ được tính từ tháng 07/2020. Vì tháng 6 bạn không làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Như vậy tháng 6 bạn sẽ không được hưởng bảo hiểm xã hội
Khách hàng hỏi: Tôi là nhân viên thử việc cho một công ty sản xuất bánh kẹo, tôi đã khí kết hợp đồng thử việc với công ty. Cho em hỏi trong thời gian thử việc tôi có được công ty đóng bảo hiểm bảo hiểm xã hội không ?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật lao động 2012 quy định về nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung sau:
- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động
- Công việc và địa điểm làm việc
- Thời hạn của hợp đồng lao động
- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
Theo như quy định ở trên trong hợp đồng thử việc không có nội dung về bảo hiểm xã hội. Nên trong thời gian thử việc bạn sẽ không được công ty đóng bảo hiểm xã hội
Khách hàng cần cung cấp tài liệu về vấn đề người lao động làm việc bao lâu sẽ được đóng bảo hiểm xã hội
- Hợp đồng lao động
- Thông tin về ngành nghề lao động
- Chứng minh nhân dân của người lao động
- Hộ khẩu của người lao động
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các vấn đề pháp lý về vấn đề người lao động làm việc bao lâu sẽ được đóng bảo hiểm xã hội
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com