Ngày nay, có rất nhiều loại thiết bị tiêu thụ năng lượng mới ra đời nhằm để đáp ứng nhu cầu của con người. Có những sản phẩm sử dụng năng lượng trên thị trường thì buộc phải thực hiện dán nhãn năng lượng, trong đó cũng có nồi cơm điện. Vậy điều kiện, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện là như thế nào. Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện.
Cơ sở pháp lý
- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
- Nghị định số 21/2011/NĐ-CP
- Thông tư 36/2016/TT-BCT
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg
- Công văn 1786-TCHQ-GSQL ngày 11/3/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra HSNL tối thiểu
Thủ tục dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện là gì ?
Theo quy định tại Điều 2 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010:
- Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì.
Tại sao phải dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện ?
- Theo Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg có quy định Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu: " Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ" Như vậy đối với sản phẩm nồi cơm điện trước khi lưu hành trên thì phải bắt buộc phải dán nhãn năng lượng
- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 134/2013/NĐ-CP quy định trường hợp không thực hiện dán nhãn năng lượng cho sản phẩm bắt buộc phải dán nhãn năng lượng thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt như sau: “. Đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng: Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần thứ nhất; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng sau khi đã bị phạt cảnh cáo lần thứ nhất.
Căn cứ để thực hiện dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện ?
TCVN 8252:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo TCVN 8252:2015 Nồi cơm điện – Hiệu suất năng lượng các loại Nồi cơm điện phải thực hiện kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng bao gồm: các loại nồi cơm điện thông dụng dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, công suất danh định đến và bằng 2000 W, TCVN này áp dụng cho các loại nồi cơm điện sử dụng phương pháp gia nhiệt loại điện trở hoặc cảm ứng, làm việc ở áp suất khí quyển bình thường.
Nồi cơm điện nào không phải thực hiện thử nghiệm và dán nhãn năng lượng ?
Nồi cơm điện có công suất danh định trên 2000W
Nồi cơm điện công nghiệp dùng bằng Gas là chủ yếu
Nồi cơm điện dán nhãn năng lượng so sánh hay nhãn năng lượng xác nhận ?
- Nhãn năng lượng gồm hai loại:
+ Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
+ Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
- Vậy nồi cơ điện thực hiện việc dán nhãn năng lượng xác nhận hay nhãn so sánh ?
Căn cứ theo TCVN 8252:2015 đối với hiệu suất năng lượng của nồi cơm điện thì có quy định về yêu cầu hiệu suất năng lượng. Hiệu suất năng lượng được chia thành năm cấp. Ttrong đó cấp 1 là cấp có hiệu suất năng lượng thấp nhất và hiệu suất cấp 5 là cấp có hiệu suất năng lượng cao nhất. Và tương ứng với các cấp trên là các biểu tượng sao tương ứng cho hiệu suất của nồi cơm điện mà quý vị muốn dán nhãn.
Bảng 1 - Hiệu suất năng lượng của nồi cơm điện
Công suất danh định, P W |
Cấp hiệu suất năng lượng (%) |
||||
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
Cấp 5 |
|
P≤ 400 |
≥ 72 |
≥ 76 |
≥ 80 |
≥ 84 |
≥ 88 |
400 <P ≤ 600 |
≥ 73 |
≥ 77 |
≥ 81 |
≥ 85 |
≥ 89 |
600 < P≤ 800 |
≥ 74 |
≥ 78 |
≥ 82 |
≥ 86 |
≥ 90 |
800 < P≤ 1 000 |
≥ 75 |
≥ 79 |
≥ 83 |
≥ 87 |
≥ 91 |
1 000 < P≤ 2 000 |
≥ 76 |
≥ 80 |
≥ 84 |
≥ 88 |
≥ 9 |
Từ đó có thể khẳng định rằng đối với sản phẩm nồi cơm điện thì khi thực hiện dán nhãn năng lượng sẽ thực hiện việc dán nhãn năng lương so sánh có mẫu như sau:
Quy trình thực hiện thủ tục dán nhãn năn lượng cho sản phẩm nồi cơm điện
Bước 1. Thử nghiệm hiệu suất năng lượng
- Thử nghiệm hiệu suất năng lượng là việc đơn vị tự lấy mẫu nồi cơm điện và gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm. Hiện nay tùy từng mặt hàng mà các đơn vị dự định dán nhãn năng lượng cho sản phẩm của mình để lựa chọn những đơn vị đủ khả năng và điều kiện kiểm nghiệm các mặt hàng tương ứng. Ví dụ: Các đơn vị thử nghiệm hiệu suất uy tín hiện nay: Quatest 1, Quastes 3....
- Khi ra kết quả thử nghiệm nhưng lại không như bên đơn vị mong muốn thì bên đơn vị cần phải dùng mẫu nồi cơm điện mới thực hiện lại thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng để đảm bảo kết quả như đơn vị mong muốn.
- Kết quả thử nghiệm là cơ sở để dán nhãn năng lượng cho sản phẩm có cùng model cùng thông số kỹ thuật, cùng xuất xứ và cùng cơ sở sản xuất. Kết quả thử nghiệm có hiệu lực vô thời hạn, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong kết quả thử nghiệm hoặc có sai phạm, vi phạm của tổ chức thử nghiệm.
Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký dãn nhãn năng lượng cho nồi cơm điện
Trước khi đưa sản phẩm nồi cơm điện ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì Bộ Công thương thực hiện việc xác nhận về việc đơn vị đã thông báo thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho sản phẩm tới Bộ Công Thương.
Bước 3. Thực hiện dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện
- Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho sản phẩm nồi cơm điện đến Bộ Công Thương và có xác nhận của Bộ Công thương về việc đơn vị đã thực hiện thủ tục đăng ký dãn nhãn năng lượng thì đơn vị, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm nồi cơm điện đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
- Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương, hình thức, quy cách nhãn năng lượng quy định.
- Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
+ Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
+ Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
+ Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
+ Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
- Doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng khác để thực hiện việc dán nhãn năng lượng.
- Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật.
- Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
- Hàng năm, các cơ sở này có trách nhiệm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương; đồng thời, cơ sở phải thống kê về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị được dán nhãn năng lượng đã đưa ra thị trường trong năm và gửi về Bộ Công thương trước ngày 01/3 năm tiếp theo.
Hồ sơ dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện gồm những gì ?
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
- Các tài liệu mô tả thông tin sản phẩm. Ví dụ: Nhãn phụ sản phẩm
Lưu ý khi thực hiện dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện
- Nếu tài liệu nào trong hồ sơ được làm bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng;
- Nếu có thay đổi về tiêu chuẩn đánh giá, thay đổi về phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng thì phải thực hiện lại đăng ký dán nhãn năng lượng theo thủ tục như trên.
Đối tượng phải thực hiện dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện
- Các nhà sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi là doanh nghiệp) phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng.
- Các tổ chức thử nghiệm tham gia thử nghiệm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng.
- Các cơ quan quản lý hoạt động dán nhãn năng lượng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thời gian thực hiện
Thời gian thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho sản phẩm nồi cơm điện: Khoảng 3 đến 5 ngày làm việc
Thời gian đăng ký xác nhận dán nhãn năng lượng cho sản phẩm nồi cơm điện: Khoảng 3 đến 5 ngày làm việc
Tổng thời gian: 6 đến 10 ngày làm việc
Nhãn năng lượng của nồi cơm điện có những thông tin gì ?
- Thông tin về ngôi sao tương ứng với mức hiệu suất năng lượng mà nồi cơm điện đạt được. Mức hiệu suất thấp nhất là 1 và mức hiệu suất cao nhất là 5.
- Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
- Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
- Tiêu chuẩn việt Nam áp dụng cho sản phẩm nồi cơm điện về hiệu suất năng lượng
- Công suất danh định của sản phẩm nồi cơm điện
- Hiệu suất năng lượng của sản phẩm nồi cơm điện
Một số lưu ý khi dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện
- Doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng khác để thực hiện việc dán nhãn năng lượng.
- Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật.
Các trường hợp thực hiện đăng ký lại dán nhãn năng lượng nồi cơm điện
- Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;
- Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.
Các trường hợp bị thu hồi dán năng lượng nồi cơm điện
- Mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng;
- Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng.
Khách hàng cần cung cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của đơn vị
- Thông tin về sản phẩm năng lượng cần dán nhãn
- Mẫu sản phẩm để thực hiện thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng
- Nhãn phụ của sản phẩm
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện
- Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh
- Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
- Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com