Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có vai trò bổ sung vi chất cho cơ thể, giúp chăm sóc sức khỏe của con người tốt hơn. Để một sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đến được tay người tiêu dùng thì khâu quảng cáo đóng một vai trò rất quan trọng. Vậy thủ tục, điểu kiện, thành phần hồ sơ để xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe là như nào. P&P xin cung cấp đến quý khách hàng thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe với nội dung như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Quảng cáo 2012
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Thông tư 09/2015/TT-BYT
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là thực phẩm chức năng không ?
- Thực phẩm chức năng gồm có: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau: Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác; Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa; Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều thành các đơn vị liều nhỏ.
+ Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt: Là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
+ Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
--> Như vậy có thể hiểu thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một trong những dạng sản phẩm của thực phẩm chức năng nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe chính là thực phẩm chức năng còn thực phẩm chức năng thì có nhiều dạng trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Có bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không ?
- Theo quy định tại nghị định 15/2018/NĐ- CP quy định các thực phẩm phải xin giấy phép trước khi quảng cáo trong đó có các trường hợp sau:
" - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo"
- Và cũng theo quy định tại Điều 1, Điều 2 của Thông tư 09/2015/TT-BYT khi thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi muốn quảng cáo cần phải làm thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
--> Như vậy, theo các quy định trên bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo trước khi thực hiện việc quảng cáo sản phẩm ra thị trường
Không xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị xử phạt như nào ?
- Theo quy định tại Điều 67 Nghị định 158/ 2013/NĐ-CP quy định về việc vi phạm các quy định xin giấy phép quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có quy định mức phạt như sau: " Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định và Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo"
- Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo có quy định mức phạt như sau:
"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm b Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 70 Nghị định này;
b) Không có Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này "
- Ngoài những quy định xử phạt chung như trên, pháp luật còn quy định nhiều nhóm hành vi vi phạm khác nhau như: vi phạm các quy định chung về quảng cáo; vi phạm về quảng cáo trên các loại phương tiện khác nhau; vi phạm về quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt tùy từng hành vi vi phạm mà bị xử phạt ở các mức khác nhau.
Ai được xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe ?
- Tổ chức;
- Doanh nghiệp, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
Các đơn vị trên khi thực hiện việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần phải xin giấy phép trước khi thực hiện việc quảng cáo.
Được quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các phương tiện nào ?
- Phương tiện quảng cáo là phương tiện mà nhà quảng cáo sử dụng để truyền các thông điệp của họ tới một nhóm lớn các khách hàng tiềm năng và bằng cách đó, làm cho khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu thụ rút ngắn lại.
- Có các phương tiện quảng cáo như sau:
+ Báo chí.
+ Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
+ Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
+ Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
+ Phương tiện giao thông.
+ Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao.
+ Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
+ Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe ?
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh phù hợp;
- Có giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
Nội dung phải có khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe ?
- Tên sản phẩm;
- Xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;
- Tác dụng của sản phẩm (nếu có);
- Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có);
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt);
- Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “ Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4 , lời đọc phải nghe được trong điều kiện bình thường.
- Đối với quảng cáo trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động không nhất thiết phải chứa đầy đủ các nội dung thông tin về sản phẩm (cách dùng, tác dụng, bảo quản) nhưng phải bảo đảm phù hợp với nội dung đã công bố.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe ?
Theo Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe gồm có:
- Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo ;
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Các yêu cầu về hồ sơ khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe ?
- Trường hợp đơn vị đề xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây:
+ Văn bản ủy quyền hợp lệ;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài của đơn vị được ủy quyền.
- Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo:
+ Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
+ Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
+ Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự quy định giữa các phần có phân cách bằng giấy màu, có trang bìa và danh mục tài liệu;
- Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
- Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4. Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.
Quy trình xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe ?
- Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo gửi hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đến Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả. Thời hạn này được tính từ ngày đóng dấu đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Trong trường hợp không đồng ý với nội dung quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị;
- Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm;
- Tổ chức, cá nhân xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức bảo vệ sức khỏe có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
- Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo; tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo sản phẩm đã được cấp Giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được cấp phép
Hiệu lực của giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức bảo vệ sức khỏe có hiệu lực theo giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp.
- Giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe hết hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
+ Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Sản phẩm, hàng hoá có những thay đổi về thành phần hoặc công dụng;
+ Sản phẩm, hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi.
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi làm giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm;
- Maket quảng cáo ( nếu quảng cáo trên báo, poster) hoặc kịch bản quảng cáo và video quảng cáo ( nếu quảng cáo trên truyền hình);
- Văn bản quỷ quyền nếu bên quảng cáo không phải là đơn vị đứng tên trong giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm;
- Hợp đồng sử dụng hình ảnh nếu trong hồ sơ quảng cáo có dùng hình ảnh nhân vật để quảng cáo;
- Hồ sơ khác liên quan trong quá trình làm hồ sơ nếu có yêu cầu;
Vướng mắc khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe ?
Câu hỏi: Khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có được quảng cáo trên tất cả phương tiện quảng cáo không ?
Trả lời: Khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ cần đăng ký quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo nhất định và khi được duyệt ở các phương tiện quảng cáo nào thì sẽ được quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo đó.
Câu hỏi: Khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có được quảng cáo nội dung khác với những gì đã được cấp phép không ?
Trả lời: Khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không được quảng cáo nội dung khác so với những gì đã được cấp phép
Câu hỏi: Khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có mất phí nhà nước không ?
Trả lời: Phí: 1.200.000 /lần/1 sản phẩm Lệ phí: không có (Theo Thông tư 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm)
Câu hỏi: Nếu thay đổi nội dung quảng cáo sau khi đã đã được cấp phép thì có cần xin lại giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không ?
Trả lời: Nếu thay đổi nội dung quảng cáo sau khi đã đã được cấp phép thì có cần xin lại giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe ?
- Tư vấn nội dung liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Xây dựng và soạn thảo hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Nhận kết quả và bàn giao khi có giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Liên hệ với đơn vị tư vấn P&P
Hotline: 098.9869.523 / 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com