Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hiện nay kinh doanh thực phẩm đang là một ngành kinh doanh có bước phát triển nhanh trong nền kinh tế. Chính vì sự phát triển này nên đã có nhiều nhà đầu tư bao gồm những nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng tiến hành kinh doanh thực phẩm. Nhưng để nhà đầu tư nước ngoài có thể tự mình kinh doanh ngành nghề này thì phải xin giấy chứng nhân đầu tư và thành lập doanh nghiệp. Vậy làm sao để đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Luật P&P xin cung cấp tới quý khach hàng các vấn đề liên quan đến đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ sở pháp lý


- Luật đầu tư 2020

- Luật doanh nghiệp 2020

- Luật an toàn thực phẩm 2014

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP

- Nghị định 76/2015/NĐ-CP

Thế nào là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Kinh doanh thực phẩm, Đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm?


Theo quy định tại Luật đầu tư 2020 thì

- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

- Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

- Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm

- Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp

- Đăng ký ngành nghề kinh doanh là ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định và giao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Các loại hình kinh doanh thực phẩm mà công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện


Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm thì có các hình thức sau:

- Giới thiệu thực phẩm

- Dịch vụ bảo quan thực phẩm

- Dịch vụ vận chuyển thực phẩm

- Bán buôn thực phẩm

- Tất cả các loại hình trên

Các hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam


Theo quy định tại Luật đầu tư 2020 thì có các hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài lựa chonh như sau:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

- Thực hiện dự án đầu tư.

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Trong bài viết này Luật tư vấn P&P chỉ đề cập đến thủ tục nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Các hình thức của công ty có vốn đầu tư nước ngoài


Theo quy định tại Luật đầu tư 2020 và Luật doanh nghiệp 2020 các hình thức của công ty có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

- Công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài

- Công ty có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

- Công ty có tổ chức kinh tế nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

- Công ty có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Tại sao khi Công ty có vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh thực phẩm lại phải đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm


- Khi kinh doanh thực phẩm nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Vì vậy khi nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh thực phẩm thì phải đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư không đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm mà tiến hành kinh doanh thì có bị xử phạt không?


Theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh; sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.

Mặt khác theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với việc kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài mà không có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau;

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài


Điều kiện chung khi kinh doanh thực phẩm

- Phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có ghi ngành nghề kinh doanh thực phẩm

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm

- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT)

- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại

- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch

- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống

Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm

- Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt

- Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống

Quy trình để đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài


Bước 1: Lập dự án đầu tư kinh doanh thực phẩm và xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Nhà đầu tư nước ngoài muốn xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải có dự án đầu tư liên quan đến kinh doanh thực phẩm và được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhân đăng ký đầu tư đối với nhà đàu tư nước ngoài

+ Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó có nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân/tổ chức nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài với công ty hợp danh.

Lưu ý:  Nếu không thuộc trường hợp này thì sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện dự án ngay;

Bước 2: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh thực phẩm và đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (ngành nghề chính)

Các loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập

- Công ty TNHH 1 thành viên

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Công ty Cổ phần

- Công ty Hợp danh

- Thành phần hồ sơ đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho nhà đầu tư nước ngoài

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

+ Điều lệ công ty;

+ Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);

+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên, cổ đông, đại diện theo pháp luật;

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

+ Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;

+ Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ tương ứng với nguồn vốn dương là 20 tỷ đồng Việt Nam;

+ Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương đương là 20 tỷ đồng Việt Nam.

- Thẩm quyền và thời gian thực hiện đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm cho Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

+ Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp

Lưu ý: Để công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh được ngành nghề kinh doanh thực phẩm thì phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 22000

Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho Công ty có vốn đầu tư nước ngoài


Khách hàng hỏi: Tôi là nhà đầu tư Nhật bản muốn đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm Cho công ty tôi làm chủ sở hữu thì có bị hạn chế gì không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo BIT Việt – Nhật có quy định về điều kiện đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản thì Điều kiện đầu tư: Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực này đòi hỏi phải phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Hạn chế này sẽ được loại bỏ đối với các nhà đầu tư và đầu tư của Nhật Bản không chậm hơn ngày mà các nhà đầu tư và đầu tư của bất kì nước thứ ba nào được loại bỏ hạn chế này, hoặc ngày mà cam kết của Việt Nam với bất kì nước thứ ba nào về vấn đề này có hiệu lực, căn cứ vào việc nào diễn ra trước.

Theo pháp luật Việt Nam:

Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.

Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khách hàng hỏi: Công ty tôi là công ty có vốn đầu ty ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng lại không có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.  Do nhu cầu phát triển của Công ty nên bây giờ công ty muốn kinh doanh thêm ngành nghề kinh doanh thưc phẩm thì phải đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Luật an toàn thực phẩm, luật đầu tư thì kinh doanh thực phẩm là hoạt động kinh có điều kiện. Vậy nên khi kinh doanh thì nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật.

Để nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh được ngành nghề kinh doanh thực phẩm mà trước đó trên giấy chứng nhận đầu tư cũng như trong ngành nghề kinh doanh (Đã đăng ký thành lập doanh nghiệp) không có ngành nghề kinh doanh thực phẩm thì nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh trên giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp trước đó Sau khi hoàn tất doanh nghiệp được cơ quan đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thể ngành nghề kinh doanh hiện công ty đã đăng ký là kinh doanh thực phẩm

Bước 2: Sau khi thực hiện điều chỉnh ngành nghề trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xong thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài)

Khi đã thực hiện xong hai thủ tục này thì khi hoạt động kinh doanh thì công ty cần phải đáp ứng những quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm.

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến các vấn đề đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài

- Hỗ trợ quý khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài

- Nhận tài liệu từ quý khách

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược